Logo Website

SỰ KẾT HỢP CỦA GC-MS VỚI CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ PHÂN BIỆT NGUỒN GỐC CỦA CURCUMAE LONGAE RHIZOME: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI TINH DẦU

29/05/2021

SỰ KẾT HỢP CỦA GC-MS VỚI CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ PHÂN BIỆT NGUỒN GỐC CỦA CURCUMAE LONGAE RHIZOME: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI TINH DẦU

Hu Y. và cộng sự

J Sep Sci. 2014 Feb;37(4):404-11

Curcumae longae rhizome là loại thảo mộc truyền thống được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Nguồn gốc địa lý khác nhau của loài thảo mộc này dẫn đến sự đa dạng hoặc sự không ổn định về chất lượng thảo dược. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định chất đánh dấu để kiểm soát chất lượng và tìm ra các chất chính để phân biệt các loại thảo mộc này từ các nguồn gốc khác nhau. Thứ nhất, xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu trong 24 mẫu có trong thân rễ Curcumae longae tại bốn vùng khác nhau ở Trung Quốc bằng GC-MS. Sau đó, các kỹ thuật nhận dạng mẫu được đưa ra để phân tích những dữ liệu hoá học thu được; phân tích phân cấp được sử dụng để phân loại các mẫu thành các nhóm bằng cách đánh giá sự tương đồng của chúng và phân tích thành phần chính và phân tích lượng vết được áp dụng để tìm các dấu vân tay hóa học nhằm phân biệt các mẫu. Thân rễ loài Curcumae longae ở tỉnh Quảng Tây cho hiệu suất tinh dầu cao nhất (4,32 ± 1,45%). Tổng cộng có 46 hợp chất dễ bay hơi đã được xác định. Kết quả thu được cho thấy rằng các mẫu thân củ của C. longae có thể được phân nhóm theo nguồn gốc của chúng, trong đó turmeron, arturmeron và zingiberen là những thành phần đặc trưng để phân biệt các mẫu có nguồn gốc địa lý khác nhau và để kiểm soát chất lượng. Phát hiện này cho thấy việc phân tích các đặc trưng dựa trên GC-MS cùng với các kỹ thuật đo lường có thể cung cấp cơ sở đáng tin cậy để phân biệt các loại thảo mộc từ các nguồn gốc khác nhau, đó là một lợi ích cho việc kiểm soát chất lượng.

Nguồn tin: Mai Văn Kiên (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác