Logo Website

TỔNG QUAN VỀ CÂY GẤC

30/10/2020
Cây Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng thuộc họ Cucurbitaceae. Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoid. Beta-caroten trong gấc khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

TỔNG QUAN VỀ GẤC 

Cây Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng thuộc họ Cucurbitaceae, giống Momordica, loài Cochinchinensis. 

Là loại thân dây leo, sống lâu năm, được một linh mục người Bồ Đào Nha đặt tên là Muricia cochinchinensisvào năm 1790. Tới năm 1826, Sprengel kết luận loại cây này thuộc giống Momordica và đổi tên thành Momordeca cochinchinensis. Hiện nay, cây gấc được gọi với nhiều tên khác nhau theo ngôn ngữ

Tên Latin: 

Momordeca cochinchinensis Spreng; Muricia cochinchinensis Luor; Muricia mixta Roxb 

Tên tiếng Anh: 

Spiny bitter gourd, Sweet gourd, Cochinchin gourd 

Tên Trung Quốc: 

Mộc miết tử 

Tên Nhật: 

Kushika Mokubetsushi

Tên Thái Lan:

Fak Khaao 

Tên Việt Nam: 

Gấc

Phân bố:

Cây gấc phân bố ở các nước châu Á từ Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam đến bán đảo Mã Lai. Ở Việt Nam cây gấc thường được trồng bằng hạt hoặc bằng đoạn dây bánh tẻ vào tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch, ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8, kết quả từ tháng 8 đến tháng 11. Người ta trồng loại cây này có thể một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm thu hoạch là quả chín, màng bao quanh hạt dùng để ép dầu và hạt dùng để làm thuốc. Gần đây Gấc được quan tâm và bắt đầu trồng nhiều ở các khu vực như Thái Bình, Hòa Bình, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh và Đăk Nông. 

Thành phần hoá học:

Quả gấc được dùng trong thực phẩm và cũng là nguồn dược phẩm rất quý (Lê Văn Hòa và cs, 2009). Ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, cây gấc được dùng vào mục đích cho thực phẩm và cho dược phẩm (Ishida và cs, 2004). Vỏ quả gấc chứa các chất như -carotene và -carotene. Lớp cơm bao hạt gấc chứa 22% các acid béo (tính trên trọng lượng), bao gồm 32% oleic, 29% palmitic, and 28% linoleic acids, hạt gấc chứa 60,5% acid stearic, linoleic (20%), oleic (9%), palmitic (5-6%) và các acid béo khác nhưng với hàm lượng nhỏ (Betty và cs., 2004).

Công dụng chính của gấc: 

Vô hiệu hóa các chất gây ung thư

Phần cơm gấc giàu lycopene, với thành phần chủ yếu là beta-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A (Vuong và cs., 2006). Beta-carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh do tiến trình ô-xy hoá gây ra. Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy, các hợp chất của beta caroten, lycopen, alphatocopherol… có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ. Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn. Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%. Lycopen còn có tác dụng trong điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loạn lipid máu, chống khô mắt, mờ mắt…

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong cà chua có chứa Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopen có trong dầu quả gấc Việt Nam cao gấp 70 lần cà chua.

Gấc có các acid béo không no tốt cho sức khỏe tim mạch:

Tại trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành các thí nghiệm kiểm tra và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là chất chống oxy hoá rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Giúp tăng sức khỏe cho mắt, da và hệ miễn dịch:

Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoid. Beta-caroten trong gấc khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

Nguồn: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề: GẤC VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TIỀM NĂNG, Phan Tại Huân, Phạm Đức Toàn, Kha Chấn Tuyền, 10/2014

Bài viết Bản tin Dược liệu khác