Logo Website

MƯỚP ĐẮNG-tắm cho trẻ con trừ rôm sẩy

11/12/2020
Cây Mướp đắng có tên khoa học: Momordica charantia L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Công dụng: Chữa ho, sốt, tắm cho trẻ con trừ rôm sẩy, chữa bệnh tiểu đường.

MƯỚP ĐẮNG

Mướp đắng Momordica charantia

Mướp đắng: Momordica charantia L.; Ảnh plants.ces.ncsu.edu and dlium.com

Tên khác:  

Khổ qua (苦瓜), Lương qua, Hồng dương, Hồng cô nương, Cẩm lệ chi, Lương qua, Lại qua.

Tên nưỡc ngoài: 

Carilla fruit, balsam apple, balsam pear, african cucumber, bitter gourd (Anh); pomme de merveille, margose amère, margosier piquant( Pháp).

Tên khoa học: 

Momordica charantia L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Tên đồng nghĩa

Cucumis argyi H.Lév.; Cucumis intermedius M.Roem.; Momordica charantia subsp. abbreviata (Ser.) Greb.; Momordica charantia f. abbreviata (Ser.) W.J.de Wilde & Duyfjes; Momordica charantiavar. abbreviata Ser.; Momordica charantia var. longirostrata Cogn.; Momordica charantia var. muricata (Willd.) Chakrav.; Momordica chinensis Spreng.; Momordica elegans Salisb.; Momordica indica L.; Momordica muricataWilld.; Momordica sinensis Spreng.; Momordica thollonii Cogn.; Sicyos fauriei H. Lév.

Mô tả: 

Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5-7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống dài. Cành hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, có màng đỏ bao quanh.  

Phân bố:

Có tài liệu cho rằng cây mướp đắng được trồng lần đầu tiên từ thời xa xưa ở Ân Độ, Nam Trung Quốc và châu Phi. Cùng với việc buôn bán nô lệ, cây được du nhập sang châu Mỹ. Ở Ân Độ, châu Phi vẫn đang tồn tại quần thể mưóp đắng mọc hoang dại và trồng trọt với 2 thứ khác nhau. Quần thể mướp đắng trồng đã trở nên rất phong phú với các giống cây đa dạng được tạo ra trong quá trình chọn giống và lai tạo (M. E. C.Reyes et al., 1993, Momordica L; in J. s. Siemonsma et al., PROSEA N°8, Vegetable, 206 - 210).

Mướp đắng trồng ở Việt Nam hiện nay cũng bao gồm nhiều giống. Theo Phạm Văn Thanh và Nguyễn Tập, 1999, căn cứ vào hình dạng, kích thước và màu sắc của quả, tạm thời xếp chúng vào 3 nhóm giống khác nhau. Cây được trồng à hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và miền núi. ở một số vùng núi cao lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Hà Giang)... không thấy có mướp đắng. Trên thế giới, mướp đắng cũng có mặt ở hầu hết các nước nhỉệt đới từ châu Phi sang châu Á và châu Mỹ. Cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 đến 24°C hoặc cao hơn. Lượng mưa hàng năm từ dưới 2000mm đến 2400mm. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả sau 7 - 8 tuần gieo trồng. Hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Sau khi quả già, cây tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4 -5 tháng tồn tại.

Trồng trọt:

Mướp đắng được trồng trên mọi loại đất ở nhiều vùng quê và thành phố, nhất là đất trồng rau màu.

Mướp đắng được gieo trồng bằng hạt. Hạt lấy ở quả ra đợt đầu, để ihật già, phơi khô, bảo quản trong lọ kín đến mùa xuân năm sau (tháng 2-3) đem gieo. Có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm, sau đánh cây con đi trồng.

Nếu trồng quy mô nhỏ, chỉ cần chọn một ô đất 0.5m2, trộn phân chuồng và gieo 4 - 5 hạt hoặc trồng 4 -5 cây con về sau tỉa bớt, để lại 2-3 cây khỏe nhất. Giàn leo thường làm theo kiểu giàn phẳng với diện tích khoảng 10 - 15m2, cao 1,8 -2m.

Nếu trồng trên quy mô lớn, cần cày bừa kỹ, để ải, vơ sạch cỏ, lên luống cao 30 -35cm, rộng 70 - 90cm. Trước khi trồng, bón lót cho mỗi hecta 10 - 15tấn phân chuồng, 200 - 250kg lân, 100- 150kg kali. Mỗi luống trồng hai hàng so le, cách nhau 45 - 50cm, cây nọ cách cây kia 1 - l,2m. Giàn thưòng cắm theo hình chữ A dọc theo luống. Hàng tháng, dùng phân đạm pha loãng (2%) để tưới thúc cho cây 1 -2 lần. Nhân dân thường dùng phân bắc ngâm thật hoai để tưới rất tốt. Cần thưòng xuyên tỉa bớt lá già, bấm ngọn để kích thích cây ra chồi.

Mướp đắng thường bị phá hoại bởi sâu xanh, sâu cuốn lá, bọ xít, rệp, châu chấu và sâu ban miêu. Chú ý phát hiện và phòng trị kịp thời.

Mướp đắng cho quả vào mùa thu. Hái lúc quả ngừng lớn nhưng còn non, không để quá già.

Thu háisơ chế:

Quả được thu hái vào tháng 5 – 7 hằng năm. Rễ được thu hái quanh năm. Mướp đắng thường được dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Đối với hạt chỉ lấy ở những quả chín, sau đó đem phơi khô.

Bảo quản:

Dược liệu când để ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Bộ phận dùng:  

Quả, hạt.

Thành phần hoá học : 

Quả chứa polyphenol, flavonoid, saponin và alcaloid momordicin. Vitamin B1, C, caroten, adenin, betain. Hạt chứa chất béo, chất đắng. Trong quả còn có các enzym tiêu protein.

Tác dụng dược lý:

Thực nghiệm trên thỏ nuôi nhận thấy nước cốt từ dược liệu có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt.

Nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy cơ chế hạ đường huyết của khổ qua bằng cách cải thiện khả năng dung nạp đường và hạn chế lượng đường tích tụ trong máu.

Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng làm chậm tiến triển và ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật trong mướp đắng có tác dụng kích thích vị giác và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Vitamin C trong dược liệu có tác dụng chống các chất oxy hóa như superoxyd, 1-diphenyl-2-picrylhydrazyl,…, bảo vệ màng tế bào và nâng cao khả năng miễn dịch.

Hạt và quả khổ qua có khả năng hoạt tính guanylate cyclase của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Các glucoside trong mướp đắng có tác dụng chống tế bào ung thư đang phát triển, ức chế vi khuẩn và một số loại virus gây nhiễm trùng.

Tiêu trừ các gốc tự do giúp ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và một số bệnh tim mạch khác.

Dùng mặt nạ từ mướp đắng có tác dụng dưỡng ẩm da, kháng viêm và giảm mụn trứng cá.

Hợp chất thực vật và chất xơ trong dược liệu có tác dụng hạn chế tích trữ chất béo và hỗ trợ quá trình thải độc của gan.

Hàm lượng vitamin A trong mướp đắng có tác dụng cải thiện thị lực và tăng tốc độ hồi phục tổn thương.

Cao từ lá và rễ của dược liệu có khả năng ức chế siêu vi bại liệt, virus HIV, vi khuẩn Pseudomonas, Herpes simplex I,…

Protein trong cây có hoạt tính chống sinh sản và giảm khả năng thụ thai ở chuột đực thực nghiệm. Chó đực dùng 1.7g cao khổ qua/ ngày có thể làm tổn thương tinh hoàn và giảm khả năng sản sinh tinh trùng.

Quả mướp đắng chín có tác dụng sinh kinh nguyệt.

Thực nghiệm trên chuột có thai cho thấy, chuột uống nước sắc mướp đắng với liều 6ml/ kg trọng lượng bị chảy máu tử cung và chết sau đó khoảng vài giờ. Tuy nhiên tình trạng này không xảy với động vật không có thai.

Dịch ép quả mướp đắng làm giảm glucose máu ở chuột cống trắng bình thường được cho uống glucose 45 phứt trước khi cho uống mướp đắng. Với bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin gây thực nghiệm ở chuột cống trắng, dịch ép quả không có tác dụng đáng kể trên đường máu lức đói hoặc sau bữa ăn. ở chuột cống trắng gây đái tháo đường không phụ thuộc insulin, cao methanol đã loại bỏ saponin của dich ép gây hạ đường máu đáng kể ở cả hai trạng thái, ở chuột nhắt trắng bình thường, cao nước mướp đắng gây hạ đường máu cả khi cho uống và tiêm phúc mạc glucose, và không ảnh hưởng đến đáp ứng về insulin. Cao nước và chất cặn còn lại sau khi đã chiết với cloroform kiềm đã làm giảm mức tăng đường máu ở chuột nhắt trẳng đái tháo đường sau một giờ. Như vậy, cao mưóp đắng cho uống làm giảm đường máu không phụ thuộc vào Sự hấp thụ glucose qua ruột và có liên quan với một tác dụng ngoài tụy.

Một cao thô từ mưóp đắng có hoạt tính chống ung thư có ý nghĩa đối với nhiều loại tế bào ung thư ở chuột nhắt trắng với liều tối ưu trên protein tiêm phúc mạc cứ hai tuần một lần. Tác dụng làm tăng chức năng miễn dịch có thể góp phần vào hoạt tính chống u của cao mướp đắng. Dịch ép quả mướp đắng làm giảm đáng kể tỷ lệ ung thư da ở chuột nhắt trắng gây bỏi dimethylbenz(a) anthracen và được làm lăng thêm bởi dầu ba đậu. Cao từ vỏ, thịt quả, hạt và toàn quả mưóp đắng có hoạt tính chống ung thư rõ rệt đối với sự sinh u nhú da chuột nhắt khi dùng tại chỗ.

Tính vị:

Vị đắng, tính lạnh.

Qui kinh:

Tâm, Can, Tỳ, Vị.

Công năng: 

Cây có tác dụng trừ tả nhiệt, giải lao, thanh tâm, sáng mắt. Quả lúc còn xanh nó có tính giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát tim, nhuận tràng bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc, lợi tiểu, làm bớt đau nhức khớp xương; khi chín nó có tính bổ thận kiện tỳ, đường huyết. Dịch lá hơi nhuận tràng, hạ sốt. Quả và lá còn có tác dụng diệt giun; rễ dùng để thu liễm.

Công dụng: 

Chữa ho, sốt, tắm cho trẻ con trừ rôm sẩy, chữa bệnh tiểu đường.

Cách dùng, liều lượng:  

2-3 quả nấu với nước tắm cho trẻ em, nấu canh (quả tươi), hãm uống như chè (quả khô).

Bài thuốc:

1. Chữa ho, viêm họng:

Nhai hạt Mướp đắng nuốt nước. 

2. Chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu:

Dùng lá Ðào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt. Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi. 

3. Chữa đau dạ dày:

Hoa Mướp đắng, tán nhỏ uống (Lê Trần Ðức). 

4. Chữa nhọt độc sưng tấy và mụn nhọt đau nhức:

Lá Mướp đắng 1 nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12g với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp vào (Dược liệu Việt Nam - Lê Trần Ðức). 

5. Chữa rắn cắn:

Hạt và lá 4-8g, nhai nuốt nước, lấy bã đắp lên vết cắn (Dược liệu Việt Nam).

6. Chữa đau mắt:

Bài thuốc gồm: Khổ qua tươi và đăng tâm.

Cách tiến hành: Đem đăng tâm sắc lấy nước, khổ qua rửa sạch, cắt nhỏ, ăn trực tiếp và uống cùng nước sắc đăng tâm.

7. Chữa mụn nhọt:

Bài thuốc gồm: 1 ít mướp đắng tươi

Cách tiến hành: Rửa sạch, sau đó nghiền nát, đắp trực tiếp lên da và rửa sạch sau 20 phút.

8. Chữa phiền nhiệt gây nóng sốt và khô miệng:

Bài thuốc gồm: 2 – 3 quả mướp đắng.

Cách tiến hành: Bỏ ruột, thái mỏng và sắc lấy nước uống. Có thể nấu với nhiều nước và dùng thay thế nước lọc thông thường.

9. Chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ:

Bài thuốc gồm: 1 nắm lá khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch và nấu lấy nước tắm từ 2 – 3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm rõ rệt.

10. Điều trị tăng huyết áp:

Bài thuốc gồm: Gừng băm, muối, nước tương, dầu mè, bột nêm và hành hoa mỗi thứ một ít, khổ qua tươi 250g.

Cách tiến hành: Rửa sạch khổ qua, bỏ hạt và trụng nước sôi trong 3 phút. Sau đó đem thái sợi, trộn đều với các nguyên liệu còn lại và dùng trực tiếp.

11. Chữa xơ vữa động mạch:

Bài thuốc gồm: Hành hoa, bột nêm, muối, gừng sợi và dầu ăn mỗi thứ một ít và mướp đắng tươi 250g.

Cách tiến hành: Rửa sạch và bỏ ruột khổ qua, sau đó thái lát mỏng và đem xào với dầu ăn, thêm gia vị và dùng ăn với cơm.

Lưu ý: Nên dùng dầu thực vật và nêm nêm lạt để tránh tăng huyết áp.

12. Chữa chứng phiền nhiệt, người vã mồ hôi và mất sức:

Bài thuốc gồm: 100g thịt gà và 200g khổ qua, chuẩn bị thêm dầu mè, giấm, đầu hành, muối và bột nêm mỗi thứ 1 ít.

Cách tiến hành: Rửa sạch các nguyên liệu, thịt gà thái sợi, khổ qua bỏ ruột và thái lát. Sau đó đem khổ qua trụng sơ với nước sôi, để ráo. Đem thịt gà xào sơ và nêm nếm gia vị vừa ăn. Trộn đều thịt gà và khổ qua, ăn thường xuyên.

13. Điều trị Vị khí thống

Bài thuốc gồm: Mướp đắng tươi

Cách tiến hành: Rửa sạch, giã nát và uống cùng với nước ấm.

14. Điều trị bệnh chàm (thấp chẩn)

Bài thuốc gồm: Lá khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch, để ráo, giã nát và đắp lên vùng da cần điều trị.

15. Chữa trẻ nhỏ bị kiết lỵ:

Bài thuốc gồm: Một ít mật ong và khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch khổ qua và vắt lấy nước, trộn đều với mật ong và cho trẻ uống từ 1 – 2 lần.

16. Điều trị đại tiện ra máu:

Bài thuốc gồm: Rễ khổ qua tươi 200g.

Cách tiến hành: Rửa sạch, cắt khúc và sắc trong nồi đất. Sau khi nước sôi, vặn lửa nhỏ và ninh lấy nước cốt uống.

17. Chữa mụn nhọt lâu ngày không vỡ:

Bài thuốc gồm: 1 quả mướp đắng tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch, thái nhỏ, vắt lấy nước và thoa trực tiếp lên mụn nhọt 3 lần/ ngày.

18. Chữa vị khí đau:

Thành phần: Khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch, cắt và ăn trực tiếp.

19. Chữa trúng thử phát sốt:

Bài thuốc gồm: Mướp đắng tươi 1 quả và chè xanh vừa đủ.

Cách tiến hành: Khoét bỏ ruột, sau đó cho chè xanh vào mướp đắng và phơi trong bóng râm cho khô hoàn toàn. Thái mỏng mướp đắng và trộn đều với chè xanh. Mỗi lần dùng 8 – 12g sắc uống thay nước trà.

20. Điều trị chứng lỵ:

Bài thuốc gồm: Khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch, nghiền nát và ép lấy 1 chén nước cốt và uống trực tiếp.

21. Chữa đinh độc sưng đau dữ dội:

Bài thuốc gồm: Rượu nhạt và lá khổ qua mỗi thứ vừa đủ.

Cách tiến hành: Đem lá khổ qua rửa sạch và thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g uống cùng với rượu nhạt. Uống từ 2 – 3 lần ngày cho đến khi khỏi.

Lưu ý: Có thể dùng rễ khổ qua nghiền nát, trộn với mật ong và thoa lên nhọt để tăng tác dụng điều trị.

22. Chữa tăng huyết áp và choáng váng:

Bài thuốc gồm: Dầu mè, nước cốt gừng, tỏi băm, muối, rượu trắng và rượu vang mỗi thứ vừa đủ, nghêu 0.5kg và khổ qua 250g.

Cách tiến hành: Bỏ ruột khổ qua, sau đó trụng sơ với nước sôi và vớt ra ngâm với nước lạnh cho hết vị đắng, thái lát. Nghêu cho vào chảo nấu đến khi mở miệng, bỏ vỏ và lấy thịt, đem xào với dầu và thêm gia vị vào. Đặt khổ qua lót dưới đáy chảo, cho nghêu lên trên, cho rượu trắng, nước cốt gừng, tỏi và muối vào

23. Điều trị máu nhiễm mỡ:

Bài thuốc gồm: Sữa bò 200ml, mật ong 20ml và mướp đắng 1 quả.

Cách tiến hành: Bỏ ruột và rửa sạch mướp đắng, sau đó thái nhuyễn. Đổ sữa bò vào mướp đắng và xay nhuyễn, lấy nước hòa với mật ong và 2 lần/ ngày (sáng – chiều).

24. Chữa nhiệt độc tả lỵ:

Bài thuốc gồm: Đường đỏ vừa đủ và dây khổ qua 60g.

Cách tiến hành: Đem dây khổ qua rửa sạch, đem sắc với nước trong nồi đất bằng lửa mạnh. Sau đó, giảm lửa ninh lấy nước cốt, bỏ bã, thêm đường đỏ và dùng uống. Ngày dùng từ 3 – 4 lần.

25. Điều trị cảm cúm:

Bài thuốc gồm: Một ít ruột khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch, đem sắc trong nồi đất bằng lửa lớn. sau khi sôi hạ nhỏ lửa, ninh thành cốt. Đem vớt bỏ bã và lấy nước uống.

Lưu ý: Bên cạnh đó để bệnh nhanh lành, nên bổ sung các món ăn từ khổ qua như canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng,…

26. Điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

Bài thuốc gồm: Một ít dây khổ qua tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch, đem sắc trong nồi đất, ninh nhừ lấy nước cốt uống.

27. Chữa chứng nôn ói ở trẻ em:

Chuẩn bị: 6g rễ khổ qua.

Cách tiến hành: Đun sôi trong nồi đất, sau đó giảm nhỏ lửa, bỏ bã và lấy nước cốt dùng.

28. Chữa đinh nhọt sưng đau:

Chuẩn bị: Lá khổ qua phơi khô.

Cách tiến hành: Đem tán mịn, mỗi lần dùng 15g uống với rượu trắng.

29. Chữa bệnh tiểu đường có biến chứng võng mạc:

Bài thuốc gồm: Bắp và mướp đắng, mỗi thứ 100g, đường phèn 10g.

Cách tiến hành: Rửa sạch bắp, mướp đắng, cắt nhỏ mướp đắng và cho vào nồi cùng với bắp. Nấu thành chè, khi chín thêm đường phèn vào và chia thành 2 lần ăn (sáng – chiều).

30. Trà mướp đắng giúp giải khát và thanh nhiệt:

Thành phần: 1 – 2 quả mướp đắng tươi.

Cách tiến hành: Cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng, đem phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng, lấy 1 ít trà hãm với nước sôi trong 30 phút và dùng uống.

31. Chữa ho và thanh nhiệt cơ thể

Thành phần: 20 quả đại táo và 3 quả mướp đắng.

Cách tiến hành: Đem mướp đắng rửa sạch và đun lấy nước, thêm táo vào và đun sôi thêm 10 – 15 phút.

32. Mướp đắng trộn rau cần giúp giải độc và thanh nhiệt

Thành phần: Rau cần ta 200g, 1 quả mướp đắng, rau thơm, tỏi giã nhuyễn và gia vị.

Cách tiến hành: Thái nhỏ mướp đắng và trụng sơ qua nước sôi, sau đó nhúng vào nước lạnh và để ráo. Trộn mướp đắng với rau cần và gia vị, ăn trực tiếp.

33. Chữa thấp khớp:

Bài thuốc gồm: Cỏ xước, cối xay, cây vòi voi sao, dây đau xương sao, rễ nhàu, cây xấu hổ và lá mướp đắng, mỗi thứ 8g, dây thần thông, rễ ngũ trảo mỗi thứ 5g, gừng tươi 3g và quế chi 4g.

Cách tiến hành: Sắc uống ngày 1 thang.

Kiêng kỵ:

Hạn chế dùng món ăn từ mướp đắng cho người có đường huyết thấp. Nếu bổ sung mướp đắng thường xuyên, nên uống trà mật ong kèm theo để tránh hạ đường huyết quá mức.

Không dùng khổ qua cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây hư thai và xuất huyết.

Khổ qua có tính lạnh, dùng cho người Tỳ Vị hư hàn dễ bị đau bụng và thổ tả.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 200

- theplanlist.org

- efloras.org