Logo Website

BÀO CHẾ TRẠCH TẢ

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ hơi mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm muối dùng (100g trạch tả dùng 2g muối ăn hòa tan trong 600ml nước).

TRẠCH TẢ

Tên khoa học: Alisma plantago–aquatica L.; Họ trạch tả (Alismatalaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to tròn chắc, trong trắng hoặc hơi vàng, hơi xốp; không thối, mốc, mọt là tốt.

Thành phần hóa học: Có albumin, tinh bột, tinh dầu và nhựa.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt nhạt, tính hàn, độc. Vào hai kinh bàng quang và thận.

Tác dụng: Lợi thấp nhiệt, tiết hỏa tà, lợi tiểu.

Công dụng: Trị thủy thũng, lâm lậu, đi tả, đi lỵ.

Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.

Kiêng kỵ: Can thận hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Thái lát, tẩm rượu một đêm, phơi khô.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, ủ hơi mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm muối dùng (100g trạch tả dùng 2g muối ăn hòa tan trong 600ml nước).

Bảo quản: Để nơi khô ráo vì dễ mốc mọt, sấy xong để trong hòm kín. Có thể sấy hơi diêm sinh.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005