Logo Website

Bách vàng

30/12/2022
Bách vàng tên khoa học: Xanthocyparis vietnamensis. Công dụng: Gỗ bền và có mùi thơm.

Bách vàng

Tên khoa học

Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep, 2002. 

Tên khác:

Ché; bách vàng việt

Họ:

Hoàng đàn-Cupressaceae

Phân bố:

Bách vàng là loài đặc hữu của Việt Nam. Bách vàng lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 10 năm 1999 ở phía Tây bắc của huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) trên núi đá vôi (Vũ Văn Cần và cộng sự 1999). Ở Việt Nam chỉ được phát hiện ở xã Cán Tỉ, Bát Đại Sơn và Thanh Vân (Quản Bạ), Sính Lủng, Hố Quáng Phìn (Đồng Văn), Sủng Trà (Mèo Vạc) tỉnh Hà Giang.

Công dụng:

Gỗ bền và có mùi thơm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa:

Trên thế giới, bách vàng được xếp vào diện rất nguy cấp (CR) trong danh sách đỏ của IUCN năm 2009. Ở Việt nam, bách vàng được xếp vào nhóm rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm Ia của Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác làm củi, lửa rừng và sinh cảnh sống bị thu hẹp; tái sinh tự nhiên kém.

Số lượng quần thể:

Có bốn quần thể đã được phát hiện ở Việt Nam. Loài cực kỳ hiếm và giới hạn trong một vùng hạn chế (khoảng 82 km2). Các quần thể này đều thuộc địa giới hành chính của tỉnh Hà Giang.

Loài này được quản lý trong Khu BTTN Bát Đại Sơn và được nhân giống trồng thử nghiệm tại địa phương vào năm 2005. Hiện tại các cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt tới độ cao từ 0,5 tới 2,3 mét. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam cũng đã tiến hành đề tài nghiên cứu nhân giống bách vàng bằng phương pháp giâm hom; kết quả nghiên cứu rất khả quan với tỷ lệ ra rễ tới 83%.

Nguồn trích:

Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái

Bài viết Thực vật khác