Logo Website

NHÂN SÂM-Chữa cơ thể suy nhược, có thoát chứng, chân tay lạnh

28/12/2020
Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng C.A.Mey., họ Ngũ gia (Araliaceae). Công dụng: Cơ thể suy nhược, có thoát chứng, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, ăn ít, phế hư ho suyễn, tân dịch thương tổn, miệng khát nước, nội nhiệt tiêu khát, đái tháo, bệnh lâu ngày gầy yếu, đánh trống ngực, mất ngủ; liệt dương, tử cung lạnh, suy tim kiệt sức, ngất do bị bệnh tim.

NHÂN SÂM ()

Radix Ginseng

Nhân sâm Panax ginseng

Panax ginseng C.A.Mey., họ Ngũ gia (Araliaceae).; Ảnh 123rf.com and nutritionreview.org

Tên khác: 

Đường sâm, Hồng sâm, Bạch sâm, Sâm Cao ly, Sâm Triều tiên, Viên sâm.

Tên nước ngoài:

Ginseng.

Tên khoa học: 

Panax ginseng C.A.Mey., họ Ngũ gia (Araliaceae).

Tên đồng nghĩa

Aralia ginseng (C.A.Mey.) Baill.; Aralia quinquefolia var. ginseng (C.A.Mey.) auct.; Panax chin-seng Nees; Panax quinquefolius var. ginseng (C.A.Mey.) Regel & Maack; Panax schin-seng var. coraiensisT.Nees; Panax verus Oken

Mô tả: 

Cây nhỏ, cao 30-50cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 3 lá chét về sau có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây trồng thì ra hoa vào năm thứ 3 vào mùa hạ; từ điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao chừng 10 cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm họp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá đài 5 răng, 5 nhị. Bầu dưới, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu. Rễ củ thường to bằng ngón tay phân thành nhiều nhánh nom như hình người nên có tên là nhân sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước rất lớn nặng đến 300-400g.

Bộ phận dùng: 

Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm (Radix Ginseng)

Phân bố:

Nhân sâm có vùng phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng núi thuộc Viễn Đông Liên bang Nga, phía bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc. Cây đã được trồng từ lâu đời ở bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Liên bang Nga. Những năm gần đây, cây còn được nhập trồng ở Nhật bản, Hoa Kỳ và cả ở Việt Nam. Tuy nhiên qua nhiều lần ttồng thử nghiệm, cho đến nay đều chưa thành công ở Việt Nam.

Nước ta chưa trồng được cây này. Dược liệu nhập từ các nước khác.

Sinh thái

Nhân sâm là cây của vùng ôn đới. Cây ưa khí hậu ẩm mát về mùa xuân hè và chịu đựng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, với 3 - 4 tháng có băng tuyết của mùa đông. Mặc dù vậy, lượng mưa ở những vùng có nhân sâm mọc tự nhiên cũng như vùng trồng thường thấp hơn nhiều (chỉ bằng 50%) so vói ở vùng nhiệt đới. Nhân sâm là cây đặc biệt ưa bóng. Trong tự nhiên, cây mọc dưới tán rừng kín, lẫn trong tầng cỏquyết. Chính vì vậy, người ta phải trồng nhân sâm trong điều kiện vườn có mái che tới trên 80%. Để thích nghi với thời kỳ có nhiệt độ thấp trong năm, toàn bộ phần trên mặt đất của cây bị tàn lụi qua mùa đông. Chồi ngủ ở đầu rễ củ hình thành ngay từ giữa mùa hè, trong suốt mùa thu-đông tồn tại trong trạng thái "ngủ" và chỉ mọc lên khỏi mặt đất vào đầu mùa xuân năm sau. Cây nhân sâm trưởng thành (khoảng 3 - 4 tuổi) ra hoa quả hàng năm. Quả chín rơi xuống tầng thảm mục sẽ tồn tại qua đông và nẩy mầm vào mùa xuân năm sau. Hạt nhân sâm khô nhìn chung có khả năng nẩy mầm tương đối thấp. Do đó, người ta thường phải gieo hạt lúc còn tươi.

Thu hái: 

Thường thu hoạch Nhân sâm vào mùa thu (tháng 9-10), ở những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch, phơi nắng nhẹ, hoặc sấy nhẹ đến khô. 

Thành phần hoá học : 

Thành phần chính là các saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid. Trước đây khi thủy phân các glycosid bằng acid người ta thu được 2 aglycon chính là panaxadiol và panaxatriol. Về sau xác định lại và thấy rằng các aglycon trên không thật vì dưới tác dụng của acid thì mạch nhánh bị đóng vòng lại. Bằng phương pháp thủy phân bằng enzym hoặc hóa giáng đặc biệt để cắt đường mà không ảnh hưởng đến phần aglycon người ta thu được các aglycon thật:  protopanaxadiol (=dammar - 24-ene, 3b, 12b, 20-triol) và protopanaxatriol (= dammar - 24-ene 3b-, 6a, 12b, 20-tetraol).

Các thành phần khác: tinh dầu 0,05%-0,25%, vit B1, B2, các phytosterol 0,029%, glycan.

Tác dụng dược lý:

1. Đối với hệ thần kinh trung ương:

Nhân sâm có tác dụng đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương. Căn cứ vào quan sát trên điện não đồ và dùng phương pháp nghiên cứu phản xạ có điều kiện thấy nhân sâm chủ yếu tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ đại não, đồng thời có thể tăng cường quá trình ức chế, cải thiện tính linh hoạt của hoạt động thần kinh, hồi phục bình thường khi có sự rối loạn giữa hai quá trình trên. Lấy hoạt động phản xạ có điều kiện làm chỉ tiêu theo dõi thì thấy tác dụng gây hưng phấn vỏ đại não của nhân sâm mạnh hơn cafein và kém hơn ngũ vị tử bắc. Cũng có báo cáo cho rằng tác dụng gây hưng phấn vỏ đại não của nhân sâm kém cafein và có liên quan mật thiết với loại hình thần kinh của súc vật thí nghiệm. Nhân sâm đối kháng với tác dụng ức chế phản xạ có điều kiện của morphin và ethanol. Trong thí nghiệm về phản xạ có điều kiện, dùng phản ứng lẩn tránh thụ động (passive avoidance response) trên chuột cống trắng, thấy cao nhân sâm và các gensenosid Rb1, và Rg2 bằng đường uống làm tăng khả năng học tập (learning ability) và khả năng lưu giữ cách cư xử đã học được. Trên người, nhân sâm cũng có tác dụng tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ đại não, đồng thời cũng tăng cường quá trình ức chế nhưng tác dụng tăng cường ức chế không mạnh bằng bromid. Nhân sâm còn nâng cao khả năng làm việc bằng thể lực và trí lực của người. Trên động vật thí nghiệm, tác dụng kháng mỏi mệt (kéo dài thời gian bơi) của nhân sâm rất rõ rệt. Đối với người, tác dụng kháng mỏi mệt cũng đã được chứng minh từ xưa. Lý Thời Trần (Trung Quốc) trong sách "Bản thảo cương mục" có ghi: cho 2 người chạy, một người ngậm nhân sâm, một người không, sau khi chạy độ 3 - 5 dặm, người không ngậm nhân sâm thở mạnh, hổn hển còn người ngậm nhân sâm thở bình thường.

Nhân sâm dùng với liều tương đối lớn có tác dụng gây trấn tĩnh, làm giảm hoạt động tự nhiên của động vật thí nghiệm. Trái với những báo cáo trước đây, nhân sâm đối kháng đối với tác dụng gây co giật của các thuốc kích thích thần kinh trung ương, đối với hiệu lực gây ngủ của nembutan, nhân sâm có tác dụng hiệp đồng; còn trên thí nghiệm mãn tính, nhân sâm không thể hiện tác dụng gây trấn tĩnh hoặc gây hưng phấn, về cơ chế tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương, có thể là nhân sâm làm tăng quá trình sinh tổng hợp và giải phóng acetylcholin, đồng thời làm giảm lượng serotonin trong não chuột thí nghiệm. Nhưng cũng có báo cáo cho rằng hàm lượng serotonin không bị ảnh hưởng rõ rệt. Đối với người, nhân sâm có tác dụng cải thiện giấc ngủ rõ rệt, liều lớn làm xuất hiện tác dụng gây trấn tĩnh.

2. Đối với chức năng phản ứng của cơ thể:

Cũng như các vị ngũ vị tử, ngũ gia bì; nhân sâm có tác dụng sinh thích nghi (adaptogen) nghĩa là có khả năng tăng sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể đối với những yếu tố gây độc hại. Trên tế bào nuôi cấy của các loài động vật có vú, cơ quan cô lập hoặc động vật hoàn chỉnh xử lý vối nhân sâm trước và trong khi cho tiếp xúc với các stress lý học, hoá học hoặc sinh học, đều có khả năng tăng cường sức chống đỡ của động vật hoặc của cơ quan tương ứng vói tác dụng gây tổn hại của các tác nhân gây stress. Những kết quả này cũng được chứng minh trong trường hợp nhiễm độc do chiếu xạ, lây nhiễm virus, cấy ghép ung thư, nhiễm độc rượu, carbon tetrachlorid, thiếu oxy, áp lực giảm, stress tinh thần, shoc điện hoặc cử động gò bó. Trên chó gây mất máu với lượng lớn hoặc bị ngạt thở, tiêm ngay lập tức dịch nhân sâm làm cho huyết áp đã bị hạ thấp dần dần tăng cao đến mức ổn định và giúp động vật hồi phục sức khoẻ bình thường. Do có tác dụng làm thay đổi tính phản ứng của cơ thể, nên dùng nhân sâm có thể cứu gà khỏi tử vong sau khi đã tiêm ký sinh trùng sốt rét. Nhân sâm dùng dài ngày còn có khả năng phòng ngừa được phản ứng gây sốt do tiêm vaccin gây nên, giảm độc tính một số chất độc (benzen) đối với cơ thể, có tác dụng phòng ngừa shoc quá mẫn và những triệu chứng do thiếu vitamin Bl, B2 gây nên. Nhưng nhân sâm không có tác dụng đối kháng với adrenalin và histamin. Cơ chế tác dụng có thể là thông qua trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (hypothalamus - pituitary - adrenal axis). Trên chuột cống trắng tiêm xoang bụng các ginsenosid Rb1, Rb2, Rc, Rd và Re làm tăng cao hàm lượng adrenocorticotropic hocmon (ACTH) và corticosteron. Trước lúc dùng nhân sâm, xử lý động vật với dexmethason để ức chế chức năng của hạ đồi và tuyến yên sẽ ngăn cản được sự giải phóng ACTH và corticosteron và đã chứng minh sự tăng hàm lượng coưicosteron trong huyết thanh là do gián tiếp thông qua sự giải phóng ACTH từ luyến yên. 

3. Đối với hệ nội tiết:

a. Với trục tuyến yên - vỏ thượng thận:

Nhân sâm không có tác dụng kiểu corticoid, nhưng đối vói trục tuyến yên - vỏ thượng thận có ảnh hưởng nhất định. Các ginsenoid đều có tác dụng kháng kích ứng, ức chế rõ rệt những thay đổi về trọng lượng của tuyến thượng thận, tuyến ức, lách và tuyến giáp trạng trong quá trình phản ứng kích ứng; đối với hàm lượng vitaminC và cholesterol trong tuyến thượng thận cũng có ảnh hưởng rõ rệt.

b. Với tuyến sinh dục:

Nhân sâm không có tác dụng kiểu nội tiết sinh dục, nhưng có tác dụng kích thích tuyến yên phân tiết các hocmon hướng sinh dục (hocmon gonadotrophe), tăng nhanh quá trình trưởng thành giới tính của súc vật thí nghiệm, kéo dài thời kỳ động dục của chuột cái đã trưởng thành, nếu đem thiến buồng trứng thì tác dụng trên sẽ mất đi. Cao nhân sâm tiêm dưới da cho chuột cống trắng có tác dụng tăng cường khả năng giao phối của chuột đực. Thuốc còn có tác dụng kích thích sự sinh tinh ỏ chuột cống và thỏ; tăng cường khả năng hoạt động và thời gian sống của tinh trùng ở ngoài cơ thể.

c. Với các tuyến nội tiết khác: 

Nhân sâm dùng liều lớn trong thời gian ngắn tăng cường hoạt động tuyến giáp trạng thỏ, còn nếu dùng dài ngày lại có tác dụng ức chế hoạt động tuyến giáp trạng trên chuột cống trắng. Rễ, thân và lá nhân sâm có tác dụng kháng lợi niệu, tác dụng này có liên quan đến tác dụng thúc đẩy tuyến thượng thận tiết hocmon corticosteron. Thành phần có tác dụng kháng lợi niệu là panaxosid.

4. Đối với chuyển hoấ chất:

a. Với chuyển hoá đường:

Đối với thỏ đường huyết tăng do tiêm adrenalin hoặc dung dịch glucose ưu trương, nhân sâm có tác dụng làm hạ đường huyết. Trên chó bị bệnh tiểu đường thực nghiệm, trên cơ sở dùng insulin, dùng thêm nhân sâm có tác dụng cải thiện các triệu chứng chung và gây hạ đường huyết nhưng không thể thay thế insulin giải quyết được rối loạn chuyển hoá của đường. Trên chuột cống trắng đực bị bệnh tiểu đường do alloxan gây nên, nhân sâm có tác dụng khống chế được phần nào lượng đường huyết nhưng không ngăn ngừa được bệnh phát sinh và gây tử vong. Tác dụng của nhân sâm đối với chuyển hoá đường về cơ chế chưa được làm rõ hoàn toàn. Có báo cáo cho rằng nhân sâm tăng cường hô hấp tế bào, thúc đẩy qúa trình phân huỷ đường, tăng cường chuyển hoá năng lượng. Trên chuột cống trắng đã cắt bỏ tuyến giáp trạng và tinh hoàn, nhân sâm có tác dụng tăng cường chuyển hoá cơ bản.

b. Với các chuyển hoá khác:

Dịch chiết từ nhân sâm thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp acid ribonucleic.

Với liều thích hợp, nhân sâm làm tăng thể trọng chuột và tăng tỷ lệ albumin/globulin trong huyết tương. Trên thỏ bình thường, ginsenosid không có tác dụng với cholesterol - huyết, nhưng trên thỏ có cholesterol - huyết tăng cao thì nhân sâm và panaxosid có tác dụng hạ thấp. Adenosin chiết được từ cao nước nhân sâm có tác dụng tăng cường quá trình hình thành lipid và tích luỹ AMP vòng ở các tế bào mỡ; một vài ginsenosid có tác dụng ức chế quá trình phân huỷ lipid do ACTH gây nên và xoá bỏ quá trình hình thành lipid do insulin gây nên.

5. Đối với tuần hoàn:

a. Với tim:

Các chế phẩm từ nhân sâm đối với tim ếch cô lập và tim tại chỗ của thỏ, mèo đều có tác dụng tăng cường sức co bóp. Sau khi xử lý với atropin, tác dụng cường tim của nhân sâm vẫn còn, nhịp tim không tăng nhanh. Nhân sâm còn có tác dụng làm giảm hoặc làm mất rối loạn nhịp tim do chloroform và adrenalin gây nên. Đối với rung thất trên mèo và thỏ thí nghiệm, nhân sâm có tác dụng cải thiện nhất định.

b. Với huyết áp:

Trên động vật gây mê, nhân sâm với liều nhỏ gây tăng huyết áp nhẹ, còn với liều lớn có tác dụng hạ huyết áp. Hiện tượng hạ áp có liên quan đến tác dụng làm giãn huyết quản của nhân sâm, atropin có tác dụng ức chế hiện tượng này. Đối với động mạch vành, mạch não và đáy mắt, nhân sâm đều có tác dụng gây giãn mạch. Có báo cáo cho rằng trong nhân sâm có thành phần cholin có liên quan đến tác dụng hạ áp. Các ginsenosid phong bế tác dụng gây co mạch của norepinephrin trên tiêu bản giải động mạch chủ của thỏ và ức chế sự thu nạp Ca# trong màng cơ tim; tác dụng ức chế sự thu nạp Ca# trong màng sợi cơ có thể cũng tham gia vào cơ chế gây giãn mạch.

6. Các tác dụng khác: 

Dịch chiết nhân sâm đối với tế bào hồng cầu chỉ làm biến màu không làm tan máu. Đối với số lượng hồng bạch cầu ngoại vi, hiện tượng đông máu, nhân sâm không có ảnh hưởng rõ rệt. Dùng nhân sâm dài ngày với liều nhỏ tăng cưòng hoạt động hệ thống lưới nội bì, nhưng với liều lớn lại ức chế. Tiêm dung dịch nhân sâm có tác dụng làm tăng hàm lượng erythropoietin trong tuỷ sống. Nhân sâm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp acid nucleic, protein trong tế bào gan, tinh hoàn, tuỷ xương và tổng hợp albumin huyết thanh.

Có báo cáo cho rằng đối với loét dạ dày thực nghiệm trên chuột cống trắng, nhân sâm có tác dụng điều trị và phòng ngừa nhất định, nhưng cũng có báo cáo cho rằng nhân sâm có tác dụng xấu đối với loét dạ dày thực nghiệm do thắt môn vị trên chuột cống trắng nên người ta khuyến cáo rằng đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, nên cẩn thận khi dùng nhân sâm. Thành phần tan trong nước của nhân sâm đối với ruột cô lập chuột lang có tác dụng kích thích co bóp. Ngoài ra, saponin toàn phần và polysaccharid của nhân sâm có tác dụng điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm xạ, đối với u báng Ehrlich trên chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế nhẹ. Dịch chiết bằng ether từ nhân sâm có tác dụng ức chế sarcom - 180 và adenocarcinom - 755 trên chuột nhắt trắng, nhưng đối với bệnh bạch cầu - 1210 thì không có tác dụng. Đối với một số vi khuẩn như trực khuẩn lao và đơn bào, nhân sâm có tác dụng ức chế nhất định. Thành phần panabolid chiết được từ nhân sâm đối với cơ thẳng bụng ếch có tác dụng giống acetylcholin.

Ginsenosid hoặc dịch chiết từ nhân sâm có những tác dụng sau: 

+ Kháng histamin: ngăn ngừa hiện tượng co thắt ruột của chó gây ra do tiêm histamin phosphat.

+ Kháng cholin: giảm co thắt ruột của chuột lang cô lập khi gây co thắt bởi acetyl cholin.

+ Giảm lượng cholesterol của huyết thanh thí nghiệm trên chuột.

+ Tác dụng làm giảm hoạt động nhưng lại làm thức tĩnh, trên chuột làm thí nghiệm thấy nằm nhiều nhưng ngủ ít.

+ Có tác dụng chống stress ở chuột thí nghiệm.

+ Tăng khả năng nhận biết và trí nhớ của chuột.

+ Trên huyết áp có hai giai đoạn nâng và hạ.

+ Tác dụng kích thích tổng hợp RNA trên gan chuột cống nếu tiêm ginsenosid vào màng bụng 4 giờ trước khi tiêm các chất tiền sinh (acid orotic - 614-C và phosphat có đánh dấu). Các nhà nghiên cứu Nhật đã chế dung dịch tiêm hỗn hợp ginsenosid (từ 100g nhân sâm chiết được 1,2 g hoạt chất) có tác dụng kích thích tổng hợp RNA.

+ Tác dụng chuyển glucose thành glycogen, ngăn ngừa hiện tượng giảm glycogen, ATP hoặc creatin phosphat và ngăn ngừa hiện tượng tăng acid lactic và acid pyruvic trong cơ của chuột cống thí nghiệm bằng phương pháp  cho chuột bơi, do đó cung cấp được một cách nhanh chóng năng lượng cho cơ hoạt động. Ginsenosid có tác dụng tăng sức nếu đưa thuốc vào dạ dày chuột nhắt trắng trước khi làm thí nghiệm cho chuột chạy đến kiệt sức.

+ Tăng bài niệu kèm thải ure.

+ Tăng tác dụng bảo vệ cơ thể đối với bức xạ tốt hơn ionol.

+ Tác dụng giảm sốt, giảm đau do thấp khớp.

+ Tác dụng kích dục.

+ Tác dụng kích thích miễn dịch.

+ Dịch chiết nhân sâm có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột thí nghiệm bị nhiễm trypanosom; có tác dụng ngăn ngừa cơn sốt của thỏ thí nghiệm bị nhiễm vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn, có tác dụng làm giảm độ viêm trên chân chuột thí nghiệm.

+ Thí nghiệm trên người dùng dịch chiết nhân sâm đã được tiêu chuẩn hóa bằng hàm lượng ginsenosid, chứng minh có sự cải thiện rất rõ về tinh thần cũng như thể lực. Thí nghiệm trên người có tuổi cho thấy có sự nâng cao tuần hoàn máu trong tim và não, do đó tăng được khả năng làm việc, làm giảm sự mất trí nhớ.

+ Panaxan (=glycan) của rễ có tác dụng chống tiểu đường.

+ Độc tính của  saponin nhân sâm rất thấp, LD50 = 765 mg/kg (tiêm vào màng bụng chuột).

Dược lý lâm sàng:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm trên người bình thường cũng như trên bệnh nhân. Những kết quả nghiên cứu dược lý lâm sàng nhằm đánh giá tác dụng tăng thể lực vằ chống mệt mỏi của nhân sâm thường không thống nhất. Một công trình nghiên cứu trên 50 người có tuổi đời từ 21 đến 47 trong thời gian luyện tập căng thẳng về ảnh hưởng của nhân sâm đối với hệ tuần hoằn, hô hấp, chuyển hoá cơ bản bằng phương pháp ngẫu nhiên, mù kép và tiến hành chéo. Kết quả cho thầy sức chịu tải (workload) ở lô dùng thuốc cao hơn nhiều so với lô dùng placebo. Với một chịu tải bằng nhau, ở lô dùng nhân sâm các chỉ số về lượng tiêu thụ oxygen, lượng lactat trong huyết tương, lượng thông khí, lượng dioxid carbon, nhịp đập tim đều thấp hơn so với lô đối chứng. Điều đó cho thấy nhân sâm có tác dụng tăng cường khả năng công tác của người dùng thuốc bằng cách cải thiện sự tiêu hao oxygen. Nhân sâm với liều dùng 1200mg cho y tá trực đêm cũng như y tá trực ngày đều có tác dụng chống mỏi mệt rõ rệt. Nhưng lại có nghiên cứu cho kết quả ngược lại, như nghiên cứu trên một số thuỷ thủ tình nguyện dùng nhân sâm trong những ngày luyện tập căng thẳng, qua theo dõi về sức chịu đựng, chuyển hoá cơ bản trong cơ thể, sự phân tiết các hócmôn, thấy rằng không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa lô dùng nhân sâm so với lô đối chứng. Có sự khác nhau trên có thể là do phưofng pháp không thống nhất và chế phẩm sử dụng chưa được tiêu chuẩn hoá.

Ngoài ra, dạng chiết nước và cao nhân sâm đã được nghiên cứu về tác dụng điều hoà miễn dịch. Trên 60 ngưòi khoẻ mạnh tình nguyện, chia làm 3 nhóm đều nhau, nhóm đầu dùng placebo, nhóm thứ hai dùng l00 mg dạng chiết nước, nhóm thứ ba dùng l00mg cao đã được tiêu chuẩn hoá, ngày dùng thuốc 2 lần, dùng liên tiếp trong 8 tuần lễ. Qua xét nghiệm các tiêu bản máu, thấy những lô dùng nhân sâm sau 4 tuần và 8 tuần thì có hiện tượng tăng bạch cầu đa nhân, chỉ số thực bào, tổng số tế bào lympho T3 và T4. Nhóm dùng cao nhân sâm còa làm tăng tỷ lệ T4; T8 và tãag hoạt độ tế bào diệt tự nhiên (natural killer cells). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của người và dạng cao đã tiêu chuẩn hoá có tác dụng mạnh hơn dạng chiết nước. Trên người, cao nhân sâm tăng cường quá trình sinh tinh trùng ở đàn ông.

Độc tính: nhân sâm có độc tính rất thấp. Dạng chiết hoặc saponin từ nhân sâm thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường uống, súc vật không chết. Bằng đường tiêm xoang bụng LD50 ở khoảng 300 - 700mg/kg; LD50 của các saponin: Rb1 là 1110 mg/kg, Rb2 là 305, Rc là 410, Rd là 324, Re là 405, Rf là 1340, Rg là 1250mg/kg. Saponin từ thân và lá nhân sâm tiêm xoang bụng cho chuột cống trắng với liều hàng ngày 80mg/kg hoặc cho chó uống với liều 200mg/kg dùng trong 21 ngày không thấy có biểu hiện ngộ độc. Tuy nhiên uống nhân sâm dài ngày (2 năm) hoặc dùng nhân sâm với liều lớn có thể gây tăng huyết áp, thần kinh quá mẫn, mất ngủ, nổi ban ở da và tiêu chảy mà người ta thưòng gọi là hội chứng lạm dụng nhân sâm (ginseng abuse syndrome). Đã có trường hợp dùng nhân sâm với liều lớn (9,0g) gây giãn đồng tử, rối loạn điều tiết thị giác và chóng mặt. ở những phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, dùng nhân sâm, có thể thấy xuất hiện tác dụng phụ kiểu oesteogen gây đau vú, chảy máu âm đạo, nhưng rất hiếm.

Tính vị: 

Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn.

Quy kinh:

Tỳ, phế, tâm

Công năng: 

Đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần.

Công dụng

Cơ thể suy nhược, có thoát chứng, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, ăn ít, phế hư ho suyễn, tân dịch thương tổn, miệng khát nước, nội nhiệt tiêu khát, đái tháo, bệnh lâu ngày gầy yếu, đánh trống ngực, mất ngủ; liệt dương, tử cung lạnh, suy tim kiệt sức, ngất do bị bệnh tim.

Cách dùng, liều lượng: 

2-6g một ngày. Dạng thuốc bột, thuốc sắc, cao lỏng, rượu thuốc.

Bào chế:

Hồng sâm: 

chọn củ mẫm to, nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ bị chín và khi khô thì thể chất trong suốt nửa như sừng, có màu hồng mùi thơm, vị ngọt hơi đắng. "Thân" sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên và phần dưới hơi thót lại. Phần "đầu" tức là cổ rễ, đôi khi nom rõ vết sẹo của thân. Rễ đôi khi phân nhánh nom như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh nom như chân. Củ càng to càng giá trị.

Bạch sâm (hoặc đường sâm):

Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm thì chế bạch sâm. Sau khi rửa sạch đất cát thì nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60o. Dược liệu sau khi chế biến thì mặt ngoài màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám bên ngoài, mặt bẻ màu trắng ngà và xốp, mùi thơm, vị ngọt.

Ngoài 2 loại trên ra thì còn có:

- Sinh sái sâm là loại sâm để nguyên vỏ, sau khi loại sạch đất cát chỉ phơi khô.

- Đại lực sâm là loại sâm chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi.

- Tu sâm là rễ con của củ sâm.

- Người ta còn phân biệt loại trồng là viên sâm, loại mọc hoang là dã sơn sâm.

- Trà sâm: dịch chiết sâm, bốc hơi, bào chế dưới dạng bột hòa tan, đựng trong túi giấy bạc.

Bài thuốc:

1. Dùng Nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch (Đông y cho là chứng Vong âm vong dương): 

Khí thoát, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm vi tế hoặc trường hợp chảy máu nhiều, gây chóang (suy tuần hoàn cấp), dùng Nhân sâm để ích khí cứu thoát, hồi dương cứu nghịch, dùng bài: Sâm phụ thang: Nhân sâm 3 - 6g, Phụ tử chế 4 - 16g, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh ( choáng trụy tim mạch) cần thực hiện Đông tây y kết hợp cấp cứu.

2. Chữa chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược: 

Tứ quân tử thang: Nhân sâm 4g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.

3. Chữacác loại bệnh phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, dùng bài:

+ Nhân sâm định suyễn thang: Nhân sâm 8g (gói sắc riêng), Thục địa 20g, Thục phụ phiến 12g, Hồ đào nhục 16g, Tắc kè 8g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.

+ Nhân sâm Hồ đào thang: Nhân sâm 4g, Hồ đào nhục 12g, saüc uống trị chứng hư suyễn.

4. Chữa bệnh cảm ở người vốn khí hư dùng bài: 

Sâm tô ẩm (cục phương): Nhân sâm 4g (sắc riêng), Tô diệp 12g, Phục linh 12g, Cát căn 12g, Tiền hồ 4g, Bán hạ ( gừng chế) 4g, Trần bì 4g, Chỉ xác 4g, Cát cánh 4g, Mộc hương 3g (cho sau), Cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 quả, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

5. Chữa chứng thiếu máu: 

Dùng các bài bổ huyết như Tứ vật thang, Đương qui bổ huyết thang, gia thêm Nhân sâm kết quả tốt hơn.

6. Chữa tiểu đường: 

thường dùng các thuốc tư bổ thận âm: Tiêu khát ẩm: Cát lâm sâm 8g ( sắc riêng), Thục địa 24g, Kỷ tử 16g, Thiên 

7. Chữa cao huyết áp và xơ mỡ động mạch: 

Các tác giả Liên xô dùng cồn 20% Nhân sâm, mỗi lần 20 giọt, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao. ngưng thuốc 6 - 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định (Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Cát lâm Y học 1983,5:54).

+ Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già nhất là đối với Triglicerid 80% người được thí nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc.

8. Dùng trị chứng suy thượng thận (Addison): 

Theo báo cáo của Vương Bản Tường theo dõi 18 ca, bệnh nhân Addison cho uống cồn chiết xuất thân lá Nhân sâm 20% (tương đương 0,5g thuốc sống/1ml ); liều 20 - 30ml ngày uống 3 lần và tăng dần liều đến 150 - 300ml mỗi ngày. Liệu trình bình quân 121 ngày. Sau điều trị, bệnh nhân lên cân, huyết áp được nâng lên, lực nắm bàn tay mạnh hơn, đường huyết lên, natri huyết thanh tăng. Thử nghiệm nước cocticoit và ACTH đều được cải thiện, giảm lắng đọng sắc tố ở da, đối với bệnh nhân sớm và ở giai đoạn bù trừ có kết quả tốt, có thể hồi phục khả năng bù trừ, cần dùng kết hợp với cocticoit có giảm liều (Báo Y học Cát lâm 1983,5:54).

9. Chữa tỳ hư trẻ em:

Có các triệu chứng đần độn, ra mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, vàng bủng. 

+ Trẻ em dưới 3 tuổi: Hồng sâm 3g sắc được 30ml.

+ Trẻ em trên 3 tuổi: sắc lấy 60ml gia thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 - 14 ngày. 

10. Chữa bệnh động mạch vành: 

Theo báo cáo của Dụ Hương Quần dùng Tiểu Hồng sâm chế thành dịch, tiêm hàm lượng 200mg/2ml/1ống; dùng 6 - 10ml thuốc trộn với 40ml gluco 10% tiêm tĩnh mạch, ngày 1 - 2 lần. Tác giả theo dõi 31 ca: Đau thắt tim có kết quả 93,54%, điện tâm đồ được cải thiện 76,66% đối với loạn nhịp tim cũng có tác dụng nhất định (Báo Y học An huy 1988,3:51).

11. Chữa chứng giảm bạch cầu: 

Chiết xuất Saponin từ thân, rễ, lá Nhân sâm chế thành viên, mỗi lần dùng 50 - 100mg, ngày uống 2 - 3 lần. Chữa 38 ca hạ bạch cầu do hóa liệu, tỷ lệ kết quả 87%, trên súc vật thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng bạch cầu rõ và có khả năng kích thích chức năng tạo máu (theo báo nghiên cứu phòng trị Ung thư 1987,3:149).

Chú ý: 

Không dùng khi đang đại tiện lỏng, người khó ngủ không nên dùng vào buổi chiều tối. Phản Lê lô, Ngũ linh chi.

Cách xử trí khi bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng nhân sâm:

Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.

Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý. Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org