Logo Website

Mì tinh rừng-Chữa hoàng đản

20/01/2021
Mì tinh rừng có tên khoa học: Curcuma elata Roxb.; Họ Gừng (Zingiberaceae). Công dụng: Đau bụng khi có kinh, sốt cao hoảng loạn, hoàng đản (Rễ củ).

Mì tinh rừng

Mì tinh rừng Curcuma elata

Mì tinh rừng: Curcuma elata Roxb.; Ảnh sites.google.com and robsplants.com

Tên khoa học: 

Curcuma elata Roxb.; Họ Gừng (Zingiberaceae)

Đặc điểm thực vật: 

Cao hơn 1 m, củ vàng tái phía trong vàng đậm hơn. Lá hình phiến bầu dục có thể to đến 100cm x 30cm. Phát hoa ở đất, xuất hiện trước lá, cao 20cm, lá hoa xanh, bầu dục rộng, các lá hoa trên có màu tim tím, cánh hoa màu trắng hay hồng , cánh môi màu vàng. 

Phân bố:

Lâm Đồng. Cây mọc tự nhiên dưới tán rừng thưa, ẩm.

Mùa hoa quả:

IV.

Bộ phận dùng:

Thân rễ.

Thành phần hoá học:

Thành phần chính của tinh dầu thân rễ Curcuma aff. elata Roxb. là curzerenone (19,5%), germacrone (6,2%) và a-humulene (7,7%). 

Thành phần chính ở tinh dầu hoa Curcuma elata Roxb. là camphor (20,7%) và germacrone (15,2%). 

Curcuma elata Roxb. tại huyện Yên Bình (Yên Bái). Hàm lượng tinh dầu trong rễ, thân rễ to, thân rễ con, thân, lá tính theo mẫu tươi lần lượt là 0,25%; 0,34%; 0,26%; 0,02%;0,19% và tính theo mẫu khô tuyệt đối là 2,08%;4,49%;5,12%;0,36%;1,15%. Tinh dầu thân rễ màu vàng xám nhạt, mùi thơm dễ chịu vị cay tê, nhẹ hơn nước. Bằng kỹ thuật sắc ký khí và sắc ký khí-khối phổ ký liên hợp đã tách và xác định được gần 40 chất trong tinh dầu rễ, thân rễ con và thân rễ to. Các thành phần chính là ar-curcumen, bêta bisabolen và curzenenon với tỷ lệ tương ứng là: 22,3%;14.7%;20.6%;26,7%;16,9%;13,9% và 25,4%;15,9%;12,0. Trong tinh dầu thân và lá xác định được trên 40 chất, trong đó có các thành phần chính tương ứng là: anpha-pinen, 1,8-cineol.

Công dụng:

Đau bụng khi có kinh, sốt cao hoảng loạn, hoàng đản (Rễ củ).

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- theplanlist.org

- efloras.org

- SESAVANH MENVILAY (2019), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong thân rễ của ba loại nghệ : nghệ vàng (Curcuma longa Linn.), nghệ đen (Curcumaeruginosa Roxb.) và nghệ trắng (Curcuma mangga Valeton & Zijp.) thu hái tại tỉnh Champasack, Lào; Luận án tiến sỹ hoá học.

- Nguyễn Xuân Trường, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Xuân Dũng (1998); Kết quả nghiên cứu tinh dầu rễ, thân rễ, thân và lá loài Curcuma elata Roxb. Zingiberaceae ở Yên Bái; Tên tạp chí Dược học; Số 11, Tập 271, Trang12-14