BẠCH ĐÀN NAM-chữa lỵ, ho ra máu
BẠCH ĐÀN NAM
Tên khác:
Mã rạng
Tên khoa học:
Macaranga tanarius (L.) Müll.Arg., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên đồng nghĩa:
Croton laccifer Blanco; Croton lacciferus Blanco; Macaranga molliuscula Kurz; Macaranga tanarius var. brevibracteata Müll. Arg.; Macaranga tanarius var. glabra F.Muell.; Macaranga tanarius var. tomentosa (Blume) Müll.Arg.; Macaranga tomentosa (Blume) Druce; Macaranga vulcanica Elmer ex Merr.; Mappa moluccana Wight; Mappa tanarius (L.) Blume; Mappa tomentosa Blume; Ricinus tanarius L.; Rottlera tanarius (L.) Hassk.; Rottlera tomentosa (Blume) Hassk.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây nhỡ cao 6m. Lá có phiến hình lọng, nguyên, hình trái xoan hay tam giác, vào cỡ 11 x 9cm (có khi dài đến 50cm), mép nguyên hay có răng, có nhiều lông lúc non, gân từ nơi gắn 8, gân phụ 6-7 cặp; cuống dài 5-27cm. Chuỳ hoa đực cao 15-30cm, ở nách lá gồm nhiều ngù, có lông, hoa đực nhỏ, 3-6 nhị; cụm hoa cái ngắn, không phân nhánh, có hoa về phía ngọn. Quả nang 2-3 mảnh vỏ, rộng đến 1cm, phủ các tuyến màu cam, hạt to 5cm, ráp.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Macarangae).
Phân bố sinh thái:
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây có ở Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Trung Bộ và Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên trong rừng thường xanh, ở độ cao trên 1000 m.
Thành phần hoá học:
Vỏ chứa tanin, flavonoid.
Các hợp chất: tanarifuranonol, tanariflavanon C, and tanariflavanon D
Công dụng:
- Rễ được sử dụng ở Malaixia làm thuốc chữa lỵ, ở Philippin dùng sắc nước uống chữa ho ra máu. Vỏ và cả lá rụng dùng chế rượu uống. Người ta còn dùng bột của vỏ cây và lá để kết tủa các albumin khi nấu mật mía, có thể người ta còn cho thêm vào những gia đoạn khác nhau cả vỏ và lá vào vại kín đựng mật để làm đông mật.
- Ở Nam Sumatra, người ta cho quả vào dầu Cọ khi đang nấu để làm cho đường Cọ được trắng hơn.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- Suporn Phommart, Pakawadee Sutthivaiyakit, Nitirat Chimnoi, Somsak Ruchirawat, and Somyote Sutthivaiyakit; Constituents of the Leaves of Macaranga tanarius; J. Nat. Prod. 2005, 68, 6, 927–930
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Cây Cóc chuột
- Công dụng của cây Bạch khuất thái - Chelidonium majus
- Công dụng của cây Rà đẹt lửa - Mayodendron igneum
- Công dụng của cây Bún thiêu - Crateva religiosa
- Công dụng của cây Can tràn - Canscora diffusa
- Công dụng của cây Canh ki na - Cinchona pubescens
- Công dụng của cây Kheo - Colubrina asiatica
- Công dụng của cây Cháng ma - Carallia brachiata
- Công dụng của cây Vang trinh nữ - Hultholia mimosoides
- Công dụng của cây Chanh tây - Citrus limon
- Công dụng của cây Côa - Chrysobalanus icaco
- Công dụng của cây Chè núi - Camellia japonica
- Công dụng của cây Ruối huầy - Ehretia microphylla Lam.
- Công dụng của cây Sả Ấn Độ - Cymbopogon martini
- Công dụng của cây Móc mèo - Guilandina bonduc L.
- Công dụng của cây Ráng thần môi chu - Hemionitis chusana
- Công dụng của cây Thanh cúc - Centaurea cyanus
- Công dụng của cây Chè đại - Trichanthera gigantea
- Công dụng của cây Sơn thù du - Cornus officinalis
- Công dụng của cây Cô la - Cola nitida