Logo Website

VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT

19/04/2021

ĐIỀU 189. VỀ MẬT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT 

Những khi ta mổ các loài vật để ăn thịt, phần nhiều bỏ mật, vì nó đắng, không thể ăn được. Nhưng tựu trong có nhiều thứ mật để trị bệnh được, ta cũng đều vứt bỏ cả, thật là lãng phí. Xin kể qua mấy thứ làm thí dụ: 

1. Mật lợn. Vị đắng, lạnh, không độc. Chữa thương hàn nhiệt khát (trong Thương hàn luận có bài Chư đởm thang); chứng thời khí nhiệt độc, lao cực, tiêu khát; năm chứng cam của trẻ con; bôi đầu trẻ con chốc lở; chữa mắt đỏ kéo màng. Hòa vào nước để gội đầu, làm cho tóc đen nhẫy. 

2. Mật chó: Vị đắng, bình, hơi có độc. Có tác dụng làm sáng mất, bôi đắp lên các mụn lở lâu ngày không khỏi. Phàm các chứng đau thuộc huyết ứ tụ đọng và bị thương tổn, hòa vào rượu uống nóng, ứ huyết sẽ dồn xuống hết. 

3. Mật bò (trâu): Vị đắng, rất lạnh, không độc. Có tác dụng làm sáng mắt, tan các mụn sưng; trừ tám phức nhiệt khát, cầm chừng kiết lỵ và miệng khô rộp. 

4. Mật gà: Vị đắng, hơi hàn, không độc. Chữa các chứng mắt không tỏ, lở loét, lở xung quanh tai, bôi mỗi ngày vài ba lần; chấm vào bấc đèn rồi nhỏ vào mắt sưng đỏ, rất hay. Bôi bệnh trĩ loét cũng hay. 

5. Mật vịt: Vị đắng, cay, không độc. Bôi bệnh trĩ lở loét; nhỏ vào mắt đau đỏ khi mới phát. 6. Mật ngỗng: vị đắng, lạnh, không độc. Giải nhiệt độc, bôi vào bệnh trĩ khi mới mọc thì tan. 7. Mật ếch: Chữa trẻ em mất tiếng, lấy mật nhỏ lên lưỡi sẽ nói được ngay. 

8. Mật hươu: Vị đắng, lạnh, không độc. Có tác dụng tiêu thũng, tán độc. 

9. Mật quạ: Có tác dụng làm sáng mắt, chữa bệnh mù, thanh manh, màng mộng, loét mí mắt, đều dùng mật nhỏ. (Lấy mật quạ rất khó. Phải nuôi sẵn cho thật quen. Chờ khi nó ngủ, dùng dao sắc, chặt một nhát cho đứt hẳn đầu, rồi mổ ra lấy mật ngay, thì mật còn nguyên. Nếu thịt nó lúc sống, thì mật chỉ còn túi rỗng, bên trong hết mật). 

10. Mật chuột: Dùng mật chuột nhỏ mắt, chữa được thanh manh, quáng gà; nhỏ vào tai chữa bệnh điếc - Trong Chữa hậu phương của Cát Hồng khen ngợi mật chuột chữa điếc là hay. Cát Hồng nói: có thể chữa được bệnh điếc lâu tới 30 năm. Nếu mới điếc, chỉ nhỏ độ 3 lần đã khỏi. Khi mới nhỏ, điếc sẽ tăng, nhưng trong vòng 10 ngày sau sẽ khỏi. 

Tôi xét: ở ta từ trước tới giờ, đều có một nhận định là chuột không có mật, vì mổ chuột ra không thấy có mật xen vào cạnh lá gan như các loài vật khác. Theo Bản thảo thì sau khi bắt được chuột, buộc chặt, lấy nước sôi đổ lên cho chết, rồi rạch cổ nó ra có thấy một túi nhỏ sắc đỏ tức là mật của nó. (Án: mọi thứ mật đều sắc xanh, duy có mật chuột sắc đỏ, cũng là một điều lạ). Vậy thì không phải là chuột không có mật, mà chỉ tại không biết đấy thôi. 11. Mật cả chép: Vị đắng, lạnh, không độc, nhỏ vào mắt đau, nhiệt và đỏ, thanh manh, mắt kéo màng, sưng; nhỏ vào tai chữa điếc. 

12. Mật cáo: Phàm người bị chết ngất, lấy mật cáo hòa với nước nóng, cạy răng đổ cho uống, sẽ sống. 

13. Mật rùa: Sau khi lên đậu mắt sưng, hàng tháng không mở ra được, lấy mật rùa nhỏ vào, rất hay. 

14. Mật ba ba: Vị cay. Có tác dụng chữa khỏi điếc, khỏi mù (giỏ), làm tan mồn chưng, giả bĩ, tích; lở loét âm môn và trĩ hạch. Dùng một cái mật ba ba, mài với mực, thêm vào ít Băng phiến, bảo bệnh nhân nằm, lấy lông gà chấm thuốc bôi vào chỗ trĩ. 

15. Mật cá diếc: bôi lên chứng Cam lở nát; nhỏ vào họng chữa hóc. 

16. Mật cá quả: các loại mật đều đắng, chỉ có mật cá quả không đắng. Dùng nhỏ vào chứng sưng đau trong họng (hầu tý), bệnh dù nặng cũng có thể khỏi. 

17. Mật dê: Vị đắng, lạnh, không độc. Có tác dụng chữa đau mắt, thanh manh, màng trắng, đau mắt gió, nước mất chạy dàn dụa. 

Án: ở con người Can khai khiếu lên mắt, nếu Đởm trấp vơi thì mắt sẽ bị mờ. Mắt là ngoại hậu của Can và là nơi thể hiện chất tinh hoa của Đởm, cho nên mật của các loài vật phần nhiều có tác dụng chữa mắt. Người xưa có bài: Nhị bách thảo hoa cao, tức là dùng mật ong trộn với mật dê, đồ chín, phơi khô, tán bột, mỗi khi dùng lấy một cục nhỏ bằng hạt đỗ để ngậm, đồng thời tra cả vào mắt. Công hiệu rất chóng. Vì dê ăn trăm loại cỏ, ong hút trăm thứ hoa, nên đặt tên như vậy. 

18. Mật gấu: Mật gấu thì ai cũng biết là một vật quí và cũng hiếm, nên không có sự lãng phí, nhưng vì hiếm và quí nên kẻ làm già để kiếm lợi cũng nhiều. Duy có một điều cần phải bổ chính là: 

ở ta, thường thấy mật gấu đát và quí, thì cho là bệnh gì cũng chữa được, nhất là đối với các chứng đau mình, đau xương, thuộc về phong thấp, đờm thấp v.v... cũng đều cho là mật gấu chữa được khỏi cả. Thuộc về vấn đề này, tôi xin mượn Bản thảo để đính chính: 

Trung Quốc dược học đại từ điển chép về mật gấu: 

- Tính chất: khổ, hàn, không độc. 

- Hiệu năng: trừ bỏ màng mắt, làm sáng mắt, giết các loại trùng thuộc bệnh Cam, có tác dụng làm khỏe dạ dày, sát trùng, trấn kinh, vừa là thuốc hưng phấn, vừa là thứ bù thêm cho Đởm trấp. 

- Chủ trị: chữa các chứng thời khí nhiệt nhiều, biến thành Hoàng đản; mùa hè kiết lỵ mãi không khỏi; Cam lở, bụng đau.” 

Trên đây chỉ dẫn mấy điểm trọng yếu, cũng đủ chứng tỏ là mật gấu không phải là vạn năng. Nhất là không ích lợi gì với các bệnh phong thấp, đờm thấp. Do kinh nghiệm của tôi thì mật gấu còn có tác dụng làm tan những nơi bị thương mà huyết tụ lại sưng đau rất chóng. Còn sở dĩ chữa được mắt đỏ sưng đau, cũng là do tác dụng "tán, ứ, tiêu thũng" của nó. 

Nguồn trích: CHƯƠNG X: VỊ THUỐC VÀ PHƯƠNG THUỐC - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990