Logo Website

ĐIỀU CHÚ Ý KHI NGỦ

06/04/2021

ĐIỀU 178. ĐIỀU CHÚ Ý KHI NGỦ 

Trong Phật kinh có đoạn dạy: "Muốn được sống lâu, khi ngủ nên để hở đầu, đắp ấm chân". Thuyết đó rất đúng. Đầu là nơi tụ hội của các kinh dương, nên chi mùa rét, toàn thân rét nhiều, riêng đầu rét ít. Nhất là trẻ em, dương khí càng bốc lên nhiêu. Nên các cụ ta ngày xưa may mũ cho trẻ em, thường để một lỗ hổng ở đỉnh đầu, tuy chỉ là do nơi rút không kín được, nhưng thực có hàm một ý nghĩa về vệ sinh rất hay, chẳng thế, có những trẻ em bố mẹ cho đội mũ bít kín, rồi đầu đều phát sinh sài tổ ong, chữa rất lâu khỏi. Lại như về vấn đề thở hút, chắc ai cũng biết khi hút vào là hút lấy không khí, khi thở ra là thở bỏ thán khí. Không khí là để nuôi người còn thán khí chỉ có hại, không có lợi. Cho nên khi ta ở trong buồng kín, đông người, tất cảm thấy ngột ngạt khó chịu. Vì buồng kín thì không khí lọt vào được ít, mà đông người thì thán khí thở ra nhiêu. Giờ nếu lại đáp kín đầu, thì thở ra là thán khí mà hút vào cũng là thán khí, khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe sao được? Một thi sĩ đời Dường là Ưng Cử, tả một ông già ngoài 90 tuổi, làm lời tự thuật của ông già: "Ông già ung dung đáp, ngủ không đắp kín đầu (Lão tẩu tiên trí từ, Mộ miên bất phúc thủ)". Dưới câu thơ còn ghi rằng ông già nói: "Thường khi đọc sách ngồi dưới bóng nắng thấy có luồng hơi từ đỉnh đầu bốc lên như khói." Tuy hiện tượng đó khó có thể trông thấy nhưng cái lý do thì tất phải có. Nên chi: ngủ không đáp chăn kín đầu tuy chỉ là việc tầm thường, mà rất hợp vệ sinh. Ta nên chú ý. 

Nguồn trích: CHƯƠNG IX: KINH NGHIỆM LÂM SÀNG - TỬ SIÊU Y THOẠI KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ HỌC TẬP LÀM THUỐC, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI – 1990