Nghệ Pierre-chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh
Nghệ Pierre
Nghệ Pierre: Curcuma pierreana Gagnep.; Ảnh Hải Lê
Tên khoa học:
Curcuma pierreana Gagnep.; Họ Gừng (Zingiberaceae)
Tên khác:
Bình tinh chét, Mì tinh Tàu.
Đặc điểm thực vật:
Cây thân thảo cao 20cm, thân rễ nằm ngang, to 1cm, màu trắng với vảy áp sát. Lá xếp hai dãy, hình ngọn giáo - trái xoan, dài 15-20cm, rộng 6-8cm, có đường sọc tía trên gân giữa, bẹ rộng nối tiếp với cuống, cùng dài tất cả là 9-10cm. Bông hình trứng, nằm giữa các bẹ, dài 8cm, rông 4-5cm, lá màu hung chấm hồng, nhất là ở đỉnh, hình ngọn giáo, cùng màu, cùng dạng, tất cả đều sinh sản, dài khoảng 3cm.
Phân bố:
Trên thế giới cây có ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên dưới tán cây khác, sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, thường được trồng ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Bộ phận dung:
Thân rễ.
Thành phần hoá học:
Thành phần chính của tinh dầu thân rễ Curcuma pierreana Gagnep. là isoborneol (22%), isobornyl acetate (18,8%), camphor (7,2%), oxo-α-ylangene (4,7%), caryophyllene oxid (3,5%), a - copaene (3,0%), acid panmitic (2,8%), viridiflorol (2,5%)...
Thành phần chính của tinh dầu lá Curcuma pierreana Gagnep. là camphor (13,0%), isoborneol (12,8%), isobornyl acetate (6,4%), (Z)-b-farnesene (8,5%), b-caryophyllene (9,1%), caryophyllene oxid (7,0%), b -pinene (7,5%), viridiflorol (2,7%)...
Thành phần chính của tinh dầu hoa Curcuma pierreana Gagnep. ở Việt Nam là isoborneol (27,3%), camphor (24,1%), isobornyl acetate (7,3%), camphene (6,7%), alpha-pinene (5,1%).
Công dụng:
Thân rễ (củ) được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh.
Bột bình tinh có vị mát, tác dụng thanh nhiệt rất tốt, được người dân dùng làm bánh thuận (bánh xoài) hoặc pha uống trực tiếp.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- theplanlist.org
- efloras.org
- SESAVANH MENVILAY (2019), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong thân rễ của ba loại nghệ : nghệ vàng (Curcuma longa Linn.), nghệ đen (Curcuma aeruginosa Roxb.) và nghệ trắng (Curcuma mangga Valeton & Zijp.) thu hái tại tỉnh Champasack, Lào; Luận án tiến sỹ hoá học.
- Lý Thị Thu Hoài; Nguyễn Thị Minh Lợi (2017), Nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học cây bình tinh chét (Curcuma pierreana GAgnep) ở tỉnh Quảng Bình; Tạp chí thông tin khoa học & công nghệ Quảng Bình - số 4/41
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- BÈO TẤM-giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt
- BÈO ONG- lợi tiểu, tiêu độc
- BÈO HOA DÂU-chữa sốt, chữa ho
- BÈO LỤC BÌNH-chữa viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay
- BÈO CÁI-Chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt
- BÊN BAI-chữa huyết áp cao
- BẦU NÂU-chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan
- BẦU ĐẤT DẠI-dùng cho phụ nữ sinh nở để điều hoà huyết
- BẦU ĐẤT HOA VÀNG-chữa viêm phế quản
- BẦU ĐẤT-Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới
- BẦU-Chữa đái tháo đường
- BA SOI-cho phụ nữ sau sinh
- BÁT GIÁC LIÊN-Chữa mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã
- BÃ THUỐC-Chữa nhọt mủ, áp xe sưng tấy
- BẮT RUỒI-Chữa ho gà
- XẠ ĐEN-Hỗ trợ điều trị ung thư bằng hóa chất, tia xạ
- RAU ĐẮNG ĐẤT-dùng hạ sốt, chữa bệnh về gan, vàng da
- CỎ SEO GÀ-Chữa kiết lỵ mạn tính, lỵ trực tràng
- BÁ BỆNH-cải thiện sinh lý nam
- LƯỢC VÀNG-Hỗ trợ điều trị bệnh gan