Logo Website

BÁT GIÁC LIÊN-Chữa mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã

12/01/2021
Cây Bát giác liên có tên khoa học: Dysosma difformis (Hemsl. & E.H.Wilson) T.H.Wang; thuộc họ Hoàng Liên gai (Berberidaceae). Công dụng,: Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã, dao chém và rắn độc cắn.

BÁT GIÁC LIÊN

Bát giác liên Dysosma difformis

Cây Bát giác liên có tên khoa học: Dysosma difformis (Hemsl. & E.H.Wilson) T.H.Wang; Ảnh Phương Dược Liệu

Tên khác: 

Độc cứớc liên, cƣớc diệp, pha mỏ (Tày), quỷ cữu 

Tên khoa học: 

Dysosma difformis (Hemsl. & E.H.Wilson) T.H.Wang; thuộc họ Hoàng Liên gai (Berberidaceae).

Tên đồng nghĩa

Podophyllum difforme Hemsl. & E.H. Wilson; Podophyllum tonkinense Gagnep.; Podophyllum triangulare Hand.-Mazz.; Podophyllum triangulum Hand.-Mazz.

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Cây thảo, cao 15 cm đến 30 cm. Thân rễ thƣờng hình trụ, cứng, chia nhiều đốt, có nhiều rễ nhỏ hình sợi, nhiều xơ. Phần trên mặt đất thẳng, có màu đỏ tía, nhẵn, đƣờng kính 0,5-1 cm. Lá mọc xen kẽ, thƣờng có 1-2 cái, phiến lá hình khiên chéo, có kích thƣớc khác nhau, chủ yếu không phân thùy. Nhánh trên cùng với 1 lá nên có dạng cuống dài. Cuống lá khác nhau về chiều dài, nhẵn, 20-40 cm. Mặt trên phiến lá có màu đỏ tía kích thƣớc 5-11 x 7-15 cm, phiến lá mỏng, cả hai bề mặt nhẵn, gốc lá thƣờng tròn. Mép lá rải rác có hoặc rất ít răng cƣa. Hoa mọc từ gần cuống lá, hình lồng đèn. Cụm hoa có từ 2-5 hoa. Cuống 1-2 cm, rủ xuống, phủ một lớp lông trắng mỏng. Cánh đài hình chữ nhật hoặc mũi mác, dài 2-2,5 cm x 2-5 mm, bên ngoài có lông, bên trong nhẵn, đỉnh nhọn. Cánh hoa có màu đỏ tía nhạt hình chữ nhật, 4-5 x 0,8-1 cm, nhẵn, đầu tròn. Nhị khoảng 2 cm, chỉ nhị 0,8 cm. Bao phấn dài khoảng 1,2 cm. Nhụy khoảng 0,9 cm. Bầu hình nhạc, đầu nhụy có hình khiên. Quả mọng hình cầu, dài 1,7-2,7 cm, khi chín có màu đen, trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 9-10. 

Bộ phận dùng: 

Thân rễ (Rhizoma Dysosmae Difformis).

Phân bố: 

Phân bố ở một số tỉnh của Trung Quốc (Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên) và Việt Nam (Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn).

Sinh thái:

Bát giác liên là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng. Cây mọc rất rải rác dƣới tán rừng, bên khe suối, hốc đá. Độ cao phân bố 1000-1300 m. Phần trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa khô. Vào tháng 3, từ phần thân rễ, mọc lên 1-3 chồi, đó là những thân giả mang lá sau 30-45 ngày, khi lá đạt được độ trưởng thành, cây bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên, trên thực tế nụ hoa đã đươc hình thành và phát triển gần như cùng một lúc với lá. Cây tái sinh chủ yếu tự nhiên từ hạt. Thân rễ cũng có khả năng phân nhánh, sau mỗi năm, phần trên mặt đất tàn lụi, đồng thời tạo thành một “đốt củ” ở thân rễ. Căn cứ vào số đốt củ trên trục chính của thân rễ, có thể ƣớc tính được tuổi của cây. Hiện nay, cây bát giác liên được phân vào loài cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam. Trên thực tế, do khai thác quá mức nên cây đã trở nên cực hiếm, rất nguy cấp, đã đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam, cần đƣợc ƣu tiên nghiên cứu bảo tồn.

Thu hái chế biến: 

Thu hái rễ vào mùa thu, đông, thu hái lá vào mùa xuân, trước khi cây có hoa, dùng tươi hay phơi khô và dùng dần.

Thành phần hoá học: 

Một số tài liệu cho biết cây bát giác liên (D. diformis) có một số thành phần như: podophyllotoxin, 4'-Demethylpodophyllotoxin, rutin, kaempferol, quercetin, quercitrin, 4'-Demethyldeoxypodophyllotoxin, astragalin, hyperin và β-sitosterol, một số thành phần khác nhƣ chất nhựa (2-4%), berberin, α-peltatin và nicotiflorin, deoxypodophyllotoxin và podophyllotoxin.

Tác dụng dược lý:

1. Từ Dysosma diformis, người ta đã chiết tách đƣợc một thành phần kết tinh có tác dụng kích thích tim ếch cô lập, làm tim ngừng đập ở thời kì tâm thu, làm giãn tĩnh mạch máu tai thỏ. Còn đối với mạch máu chi sau của ếch và mạch máu thận của thỏ, thuốc có tác dụng gây co bóp nhẹ. Thành phần nhựa của loài này có tác dụng gây nôn, tiêu chảy, và gây tử vong trên mèo thí nghiệm.

2. Chất podophyllotoxin thí nghiệm trên chuột nhắt trắng và chuột cống trắng với nhiều mô hình gây ung thư thực nghiệm đều có tác dụng ức chế tế bào ung thư như tế bào ung thƣ bệnh bạch cầu cấp tính, tế bào adenocarcinoma và melanoma. Ngoài ra, đối với tế bào ung thƣ ngƣời KB, thuốc cũng có tác dụng ức chế. Cơ chế tác dụng chủ yếu là ức chế tế bào phân chia tiền kỳ (G2). Podophyllotoxin dùng bằng đƣờng uống gây tiêu chảy nặng, đau bụng, đi ngoài ra máu, nghiêm trọng có thể dẫn đến suy sụp kiệt sức. Dùng bằng đƣờng tiêm, đầu tiên xuất hiện tác dụng kích thích thần kinh trung ƣơng. Về độ độc tính cấp, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng, podophyllotoxin có LD50 = 30-35 mg/kg. Do có độc tính lớn nên podophyllotoxin không thể đƣợc sử dụng trực tiếp trên lâm sàng. Ngƣời ta cải tiến cấu trúc hóa học, dùng các chất có độ độc thấp hơn và đã đƣợc ứng dụng có kết quả trên lâm sàng trong điều trị một số bệnh ung thư.

3. Các chất flavonoid bao gồm kaempferol, quercetin, rutin và quercitrin có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau. Chẳng hạn như thuốc kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, lợi đờm trong viêm phế quản mạn tính, chống ung thư và các hoạt động chống oxy hoá.

4. Tác dụng chống oxy hóa và tác dụng chống ung thư trên in vitro:

- Xác định đƣợc hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH và superoxyd ở 5 nồng độ khác nhau và giá trị IC50 của các mẫu. Phân đoạn EtOAc có hoạt tính mạnh nhất với IC50 = 28,68 μg/ml – dọn gốc tự do DPPH và IC50 = 30,67 μg/ml – dọn gốc tự do superoxyd nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với mẫu chứng là Quercetin có IC50 = 3,54 μg/ml và 3,6 μg/ml tương ứng với 2 mô hình thí nghiệm. Trong các chất phân lập đƣợc, có chất BGL1 có hoạt tính mạnh hơn Quercetin đối chứng với giá trị IC50 tương ứng với 2 mô hình trên là 0,47 μg/ml và 1,45 μg/ml. Các chất còn lại đều có tác dụng xấp xỉ và yếu hơn so với chất đối chứng.

- Kết quả về thử tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thƣ trên mô hình in vitro cho thấy BGL1 có hoạt tính mạnh trên tất cả các dòng tế bào nghiên cứu với giá trị IC50 rất thấp (IC50 = 5.51-51.11 ng/ml).

Tính vị

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; 

Tác dụng:

Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng.

Công dụng: 

Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã, dao chém và rắn độc cắn.

Ở Trung Quốc, bát giác liên đƣợc sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền với các công dụng: điều trị vết thương nhiễm độc bắt đầu sƣng lên, nhọt, chấn thương, loại trừ vết bầm tím, rắn cắn, bệnh tràng nhạc, Herpes zoster, đau họng, đờm ho, ho lao, hen, thƣơng hàn, suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi, nôn ra máu, đau dạ dày.

Hiện nay ở Việt Nam, bát giác liên ít đƣợc sử dụng. Một số địa phƣơng thƣờng dùng bát giác liên để chữa rắn cắn, sƣng tấy, áp xe, mụn nhọt, lở ngứa, sƣng yết hầu. Liều dùng: 3-9 g sắc nƣớc uống trong ngày, hoặc chế thành hoàn tán. Dùng ngoài bằng cách giã nát cây tƣơi đắp tại chỗ hoặc rễ mài lấy nước bôi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ngoài ra, bát giác liên (Dysosma diformis) còn có công dụng giải độc gan, tiêu đờm, chữa quai bị, loại trừ vết bầm tím, bệnh tràng nhạc.

Chú ý:

Phụ nữ có thai không được dùng.

Bài thuốc:

1. Chữa rắn cắn:

6-12g thân rễ Bát giác liên giã nát, lấy nước uống, bã đắp.

2. Chữa sưng tấy, áp xe vú, nhọt độc:

Lá tươi Bát giác liên giã nhỏ, hơ nóng đắp, ngày một lần.

3. Ung thư vú

Bát giác liên, hoàng đỗ quyên mỗi vị 15, tử bối kì 30g, ngâm trong 500ml rượu vang trắng trong 7 ngày, ngày uống 2-3 lần, 10-15 ml/lần. Dùng ngoài xoa.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org 

- efloras.org

- Nguyễn Thị Dung; nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa, tác dụng kháng ung thư trên in vitro của phần dưới mặt đất cây bát giác liên (Dysoma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H. Wang, Berberidaceae). Luận văn thạc sỹ dược học. Hà nội 2018

- Ngô Đức Phương, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Hoàng Tuấn (2019), “Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagn.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), thu hái ở Ba Vì (Hà Nội)”, Tạp chí Dược học Số 515 (Năm 59), 67-70.