BẠCH ĐÀN ĐỎ
BẠCH ĐÀN ĐỎ
Tên khác:
Bạch đàn lá dày
Tên khoa học:
Eucalyptus robusta Sm.; thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Tên đồng nghĩa:
Eucalyptus multiflora Poir.; Eucalyptus multiflora var. bivalvis Blakely; Eucalyptus robustavar. bivalvis (Blakely) Blakely; Eucalyptus robusta var. rostrata (Cav.) Pers.; Eucalyptus rostrata Cav.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây gỗ thường xanh, cao 5-15m, có thể đến 30m, vỏ đo đỏ, có nhựa. Lá ít thơm, ở nhánh non, phiến lá xoan, ở nhánh trưởng thành, phiến thon hẹp cong cong, gốc hơi không cân xứng. Cụm hoa là tán, có khi chuỳ; hoa vàng vàng, nhị nhiều. Quả hình chén dài dài; nở thành 4 mảnh. Mùa hoa tháng 7-10.
Phát triển của Bạch đàn đỏ:
Cây phát triển rất nhanh. Bạch đàn là loài cây phát triển nhanh nhất trên thế giới, có thể phát triển cao 3 cm trong một ngày và tăng lên đến 1 mét chiều cao trong một tháng, có thể tăng lên đến 10 mét chiều cao trong một năm. Brazil có diện tích trồng bạch đàn phát triển tốt nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng tối đa 7,8 m3/năm, có tốc độ tăng trưởng tối đa 4 m3/năm trong rừng thử nghiệm ở Hải Nam.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Eucalypti).
Phân bố sinh thái:
Gốc ở châu Úc, cây nhập trồng ở nhiều địa phương được trồng để lấy gỗ và lấy bóng mát.
Thu hái, sơ chế:
Có thể thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu chứa cineol, pinen, camphen, các aldehyd valeric, butyric... Trong đóthành phần chính là monoterpene alpha-pinene (73,0%)
Tác dụng dược lý:
Tinh dầu kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli và nấm Candida albicans
Tính vị, tác dụng:
Vị hơi cay, hơi đắng, tính bình, có mùi thơm; có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, trừ mủ và chống ngứa.
Công dụng:
Ở Trung Quốc được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, cúm, viêm não truyền nhiễm, viêm não B; 2. Viêm phần trên đường hô hấp, viêm hầu; 3. Viêm khí quản, viêm phổi nang; 4. Viêm bể thận cấp và mạn; viêm thận; 5. Viêm ruột, bệnh do nấm Candida; 6. Sốt rét; 7. Bệnh giun chỉ.
Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida, và sát khuẩn da.
Tinh dầu làm thuốc sát trùng, làm nóng, chữa cảm cúm, ho.
Cách dùng liều lượng:
10-15g dạng thuốc sắc, Bạch đàn đỏ gây kích thích dạ dày và có thể gây rối loạn cho gan, cần thêm đường để giảm bớt kích thích. Dùng ngoài, nấu nước rửa.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- Sartorelli P, Marquioreto AD, Amaral-Baroli A, Lima ME, Moreno PR. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oils from two species of Eucalyptus. Phytother Res. 2007;21(3):231-233.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Cây Cóc chuột
- Công dụng của cây Bạch khuất thái - Chelidonium majus
- Công dụng của cây Rà đẹt lửa - Mayodendron igneum
- Công dụng của cây Bún thiêu - Crateva religiosa
- Công dụng của cây Can tràn - Canscora diffusa
- Công dụng của cây Canh ki na - Cinchona pubescens
- Công dụng của cây Kheo - Colubrina asiatica
- Công dụng của cây Cháng ma - Carallia brachiata
- Công dụng của cây Vang trinh nữ - Hultholia mimosoides
- Công dụng của cây Chanh tây - Citrus limon
- Công dụng của cây Côa - Chrysobalanus icaco
- Công dụng của cây Chè núi - Camellia japonica
- Công dụng của cây Ruối huầy - Ehretia microphylla Lam.
- Công dụng của cây Sả Ấn Độ - Cymbopogon martini
- Công dụng của cây Móc mèo - Guilandina bonduc L.
- Công dụng của cây Ráng thần môi chu - Hemionitis chusana
- Công dụng của cây Thanh cúc - Centaurea cyanus
- Công dụng của cây Chè đại - Trichanthera gigantea
- Công dụng của cây Sơn thù du - Cornus officinalis
- Công dụng của cây Cô la - Cola nitida