Logo Website

BÀO CHẾ TRI MẪU

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Sao cho cháy lông, chà bằng vải cho sạch; -cạo lại, rửa sạch ủ đến mềm, thái miếng mỏng, sấy nhẹ cho đến khô. Khi dùng thì tẩm rượu (thường dùng) hoặc tẩm muối hay gừng tùy theo đơn.

TRI MẪU

Tên khoa học: Anemarrhena aspheloides Bunge; Họ hành (Liliaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ mập, vỏ ngoài sắc vàng sẫm, có nhiều lông và rễ con, trong trắng và mềm dẻo là tốt.

Thành phần hóa học: Có saponin, chất dính, chất đường, chất thơm và chất béo.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh phế, thận và vị.

Tác dụng: Bổ và nhuận thận, bổ thủy, tả hỏa, hoạt tràng.

Công dụng: Giải nhiệt, trị tiêu khát (đái đường), âm hư táo nhiệt, đại tiểu tiện không lợi.

Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g.

Kiêng kỵ: Người tỳ hư ỉa lỏng, không thực hỏa thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Trước hết tước nhỏ, đốt cho cháy lông và khô, rồi bỏ vào CÔI giã, không dùng đồ sắt (Lôi Công). Chọn thứ béo mềm, trong ruột trắng, cạo bỏ lông, thái lát, cho đi lèn thì tẩm bột sao khô (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Sao cho cháy lông, chà bằng vải cho sạch; -cạo lại, rửa sạch ủ đến mềm, thái miếng mỏng, sấy nhẹ cho đến khô. Khi dùng thì tẩm rượu (thường dùng) hoặc tẩm muối hay gừng tùy theo đơn.

Bảo quản: Cần tránh ẩm, dễ bị biến chất.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005