Logo Website

BÀO CHẾ VIỄN CHÍ

31/03/2020
VIỄN CHÍ Công dụng: Trị ho đờm, kém trí nhổ, hồi hộp, trị mụn nhọt sang lở. Rửa sạch bỏ lõi thái mỏng ngâm nước cam thảo một đêm (1kg viễn chí dùng 50gam cam thảo giã nhỏ hòa với nước) rồi sao vàng. Có người tẩm mật ong hoặc tẩm nước đậu đen rồi sao vàng.

VIỄN CHÍ

Tên khoa học: Polygala tennifolia Willd.; Họ viễn chí (Polygalaceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to, vỏ dày đã bỏ hết lõi là tốt.

Thành phần hóa học: có chất senegin A, senegin B, có tinh dầu (chủ yếu là methyl salicylat và valerianat), có acid salicylic.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm. Vào hai kinh tâm và thận.

Tác dụng: Bổ cả thủy hỏa và dưỡng huyết, bổ khí, cường tâm, an thần, long đờm, tán uất.

Công dụng: Trị ho đờm, kém trí nhổ, hồi hộp, trị mụn nhọt sang lở.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.

Kiêng kỵ: cơ thể thực nhiệt không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Rửa sạch, ủ mềm thấu, rút bỏ lõi, dùng nước cam thảo ngâm một đêm, phơi khô hoặc sao dùng (Lôi Công)

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch bỏ lõi thái mỏng ngâm nước cam thảo một đêm (1kg viễn chí dùng 50gam cam thảo giã nhỏ hòa với nước) rồi sao vàng. Có người tẩm mật ong hoặc tẩm nước đậu đen rồi sao vàng.

Theo Tây y:

Cùng dùng để trị ho.

Cách chế như sau: viễn chí 100g, nước cất 150ml, đường kính vừa đủ. Đun sôi nước cất đổ vào viễn chí, đậy kín ngâm trong 6 giờ, ép lọc qua vải. Để lắng gạn lấy nước trong, cứ 100 phần nước ngâm thì thêm 180 phần đường. Đun sôi ngay và nhanh rồi lọc qua vải.

Còn dùng ở thể bột: sấy khô, tán bột.

Ngày dùng 0,30 đến 2g.

Bảo quản: Không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy, để nơi khô ráo.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005