Logo Website

THUỐC THANG VÀ KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

20/10/2020
Thuốc thang là hỗn hợp của nhiều vị thuôc dược liệu đã được bào chế và phân liều dùng. Thuốc thang được dùng rộng rãi dưới dạng thuốc sắc. Uống trong một ngày chia làm 2-3 lần: Sáng - trưa - tôi. Mỗi thang từ 50-100 hay 200g dược liệu.

A. ĐỊNH NGHĨA

Thuốc thang là hỗn hợp của nhiều vị thuôc dược liệu đã được bào chế và phân liều dùng. Thuốc thang được dùng rộng rãi dưới dạng thuốc sắc. Uống trong một ngày chia làm 2-3 lần: Sáng - trưa - tôi. Mỗi thang từ 50-100 hay 200g dược liệu.

B. THÀNH PHẦN

Thành phần vị thuốc (dược liệu) của thuốc thang có nhiều nguồn gốc như sau:

1. Thảo mộc: Dùng cả cây hay từng bộ phận của cây:

Hoa: Kim ngân hoa, Cúc hoa, Hoè hoa...

Quả: Quả Giun (Sử quân tử), Ké đầu ngựa, Dành dành, Chỉ xác...

Hạt: Hạt Cải, Bìm bìm, Bạch biển đậu, Ý dĩ...

Thân: Huyết đằng, Ma hoàng, Tô mộc, Hoàng đằng...

Lá: Lá Vông, lá Dâu, lá Mơ, lá Mỏ quạ, lá Thường sơn...

Thân và lá: ích mẫu, Bồ công anh, Lạc tiên, Ngải cứu, Tía tô, Hương nhu, Bạc hà...

Vỏ: Núc nác, Quế, Ngũ gia bì, Đỗ trọng...

Rễ: Cỏ xước, Độc lực, Tục đoạn, Hoàng liên...

Củ: Củ mài, củ Sâm, Hà thủ ô, Sinh địa...

Thân rễ: Gừng, Riềng, Hoàng tinh...

Các chất nhựa: Nhũ hương, Tùng hương (nhựa thông), Một dược, Lô hội...

Các vỏ quả: vỏ Quýt, vỏ quả Thuốc phiện (Cù Túc xác)...

Thịt quả: Long nhãn, thịt quả Táo (Toan táo nhục).

2. Động vật: Bạch cương tằm, Thuyền thoái, Nhung Hươu, Tắc kè, Rùa, Ba ba...

3. Khoáng chất Thạch cao, Phác tiêu, Long cốt, Thần sa, Chu sa...

4. Nước: Dùng nước mưa, nước giếng đạt tiêu chuẩn của nước ăn.

Các dược liệu trên đây chọn thứ tốt đem bào chế đúng phương pháp cổ truyền rồi dùng cân chia thành từng thang theo đơn của thầy thuốc.

Thang thuốc bao gồm nhiều dược liệu cấu tạo khác nhau, liều lượng khác nhau nên khi sắc cần chú ý đến kỹ thuật sắc dưới đây.

C. KỸ THUẬT SẮC THUỐC

1. Sắc thuốc là đun sôi nhẹ nhàng và đều lửa các vị thuốc với dung môi (nước) trong một thời gian nhất định.

2. Dụng cụ sắc: Tốt nhất là siêu đất, có thể dùng ấm nhôm dung tích từ 1,5 đến 2 lít. Ngày nay đã có siêu sắc thuốc điện bằng gốm, sứ, thép không rỉ.

3. Cách sắc: Sắc nhiều thang một lúc, cần xây bếp lò than đá. Các siêu thuôc đặt trên một tấm gang dày hoặc trên một lớp cát dày 10-15cm, để tận dụng được nhiệt.

- Khi sắc cần theo đúng quy tắc sau:

+ Sắc nhanh (vũ hoả): Đổ nước vừa đủ ngập dược liệu (thường 400ml) đun to lửa cho sôi độ 30 phút. Sắc một lần.

Sắc nhanh thường áp dụng cho các thang thuốc giải cảm, các thang thuốc chứa tinh dầu.

+ Sắc chậm (văn hoả): Áp dụng cho các loại thuốc bổ, thường sắc hai lần: sắc lần thứ nhất: Đổ nước ngập dược liệu 2-3cm, thường 600ml, đun nhỏ lửa âm ỉ giữ cho thuôc sôi đều không trào ra ngoài, tới khi cạn còn độ 200ml; gạn lấy nước thuôc, bã thuốc cho thêm nước sắc lần thứ hai.

Sắc lần thứ hai: Đổ vào 400ml nước, tiếp tục đun sôi âm ỉ tới khi cạn, còn 100ml, gạn ra lấy nước thuốc lần hai và trộn với nước sắc lần thứ nhất để uôĩig, nếu cần thì cô thêm cho đặc.

- Trước khi sắc thuôc cần chú ý:

+ Những vị thuôc chứa tinh dầu như Tía tô, Kinh giới, Sả, Hương nhu ... để riêng, khi thuốc gần được mới cho vào.

+ Các loại khoáng chất khó tan thì phải tán nhỏ mới sắc chung với thuôc như: Thạch cao, Thạch quyết minh.

+ Các hoá chất, các cao động vật dễ tan như A giao, Cao Ban long, cao Hổ cốt, Phác tiêu... khi nước sắc được rồí lúc còn nóng cho vào khuấy tan để uống.

+ Các dược liệu quý hoặc không chịu được nhiệt độ cao như Nhân sâm, Nhục Quế, Tam thất... hãm riêng rồi gạn lấy nước hoặc mài hay tán bột trộn với nước sắc để uống.